Hiệu quả từ Mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong sản xuất lúa vụ Mùa năm 2024” trên địa bàn huyện

Thời gian đăng: 25/11/2024 14:53:32 PM

Trong năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Điện Biên Đông đã có nhiều chuyển biến tích cực, người dân đã dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai và bước đầu đã nâng cao năng suất cây trồng, giảm chi phí đầu tư và ổn định thu nhập cho người nông dân thông qua hỗ trợ 13 Mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong sản xuất lúa vụ Mùa năm 2024” trên địa bàn huyện.

Mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong sản xuất lúa vụ Mùa năm 2024 được UBDN huyện Điện Biên Đông phê duyệt tại Quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2024 với tổng kinh phí phê duyệt hơn 13 tỷ đồng trong đó nhà nước hỗ trợ hơn 4 tỷ và nhân dân đóng góp ngày công lao động gần 9 tỷ. 13 mô hình được triển khai từ tháng 6/2024 đến tháng 10/2024, thực hiện tại 13 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện với 911 hộ tham gia, tổng diện tích sản xuất 223 ha; cơ cấu giống gồm lúa nếp 97, ADI 168, Dự Hương 8. Quá trình thực hiện mô hình, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% vật tư đối với 12 xã hỗ trợ 70% vật tư đối với Thị trấn Điện Biên Đông và được hỗ trợ hơn 262 tấn Phân hữu cơ ORGANIC DAVICO HC - 01, hơn 84 tấn Phân bón NPK 12-3-5+TE, hơn 2 nghìn gói Thuốc trừ sâu sinh học NASDAQ 150WG. Trong quá trình triển khai, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm đất, gieo và chăm sóc lúa; kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ các chế phẩm sinh học có sẵn tại địa phương; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh hại theo nguyên tắc “4 đúng” và sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Nhờ đó các hộ tham gia mô hình cơ bản nắm được các nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại IPM trong sản xuất và gieo trồng đúng lịch thời vụ. Nắm được các lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ, giúp cải tạo đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ, cây lúa phát triển cân đối, hạn chế lượng phân bón hóa học, hạn chế sâu, bệnh hại, giảm chi phí thuốc Bảo vệ Thực vật (BVTV), giảm công chăm sóc, tăng năng suất cây trồng. Nhận biết được một số loại sâu, bệnh hại lúa, nâng cao được năng lực quản lý dịch hại trên đồng ruộng. Lựa chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng nguyên tắc.

DM-th-ng-11-n-m-2024-2.jpg

Để bảo đảm cây lúa phát triển, cho năng suất cao khi áp dụng chương trình IPM, trung tâm thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến phối hợp UBND các xã, thị trấn và cán bộ Khuyến nông hướng dẫn người dân tham gia mô hình. Trong đó, tập trung hướng dẫn người dân chăm sóc cây lúa theo quy trình canh tác bài bản. Nhất là trong việc thăm đồng, lấy các chỉ tiêu để đánh giá theo dõi từng chỉ tiêu, cũng từ đó sẽ giúp người dân quản lý tốt dịch hại và ít sử dụng thuốc BVTV cũng như việc sử dụng thuốc đúng cách hơn. Quan sát, nắm bắt tình hình dịch hại và nuôi một số loại côn trùng để nắm bắt vòng đời, hình dạng ở các giai đoạn sinh trưởng của chúng để có biện pháp phòng, trị hiệu quả khoa học, an toàn với môi trường”. Sau khi tổng kết và nghiệm thu mô hình cho kết quả ruộng lúa các hộ nông dân tham gia mô hình áp dụng IPM Năng suất thực thu cao hơn các hộ ở ruộng đối chứng gieo cấy theo phương thức sản xuất thông thường như: Năng suất bình quân mô hình giống lúa nếp 97 đạt 65,61 tạ/ha; tăng 19,81 tạ/ha; mô hình giống lúa Dự Hương 8 đạt 64,46 tạ/ha; tăng 18,66 tạ/ha; mô hình giống lúa ADI 168 đạt 63,24 tạ/ha;; tăng 17,44 tạ/ha. Giống lúa Nếp 97, Tẻ ADI 168 và Dự Hương 8 là giống lúa thuần, chất lượng cao hơn so với giống địa phương. Tránh được ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh hại, giảm được chi phí sản xuất, cây cao trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với nhiều loại đất trồng và phù hợp với việc sản xuất hai vụ trên năm. Giống lúa độ thuần tốt, khả năng đẻ nhánh khá, gọn khóm, cứng cây, có dạng hình lá đòng đứng, trỗ đều. Nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, tập đoàn rầy, đạo ôn lá so với giống một số giống khác đang trồng đại trà tại địa phương. Bông dài, hạt xếp xít và số hạt chắc/bông cao, màu hạt vàng sáng, năng suất trung bình cao và cao vượt trội so với giống địa phương.

DM-th-ng-11-2024-1.jpg

 DM-th-ng-11-n-m-2024-3.jpg

 Một số hình ảnh tổng kết mô hình lúa vụ Mùa 2024 tại một số xã

Việc áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên đồng ruộng cho thấy các Mô hình đã đáp ứng được mục tiêu với phương châm 3 giảm (giảm lượng giống, giảm lượng phân bón, giảm thuốc BVTV), 3 tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế). So với phương thức sản xuất thông thường, trồng lúa áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại IPM hạn chế sâu, bệnh hại, tiết kiệm chi phí sản xuất do tận thu các chế phẩm sinh học làm sản xuất, xử lý sâu bệnh hại sinh học giảm được đáng kể lượng thuốc BVTV, sử dụng cân đối các loại phân bón hữu cơ góp phần cải tạo đất giảm chi phí cho các năm sản xuất tiếp theo, năng suất lúa được cải thiện góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao năng lực quản lý đồng ruộng, nhận thức về lợi ích của việc áp các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM cũng như dần thay thế thuốc trừ sâu hoá học bằng thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh vào sản xuất thay thế các loại phân hóa học để bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Mô hình tạo ra sản phẩm đồng nhất, năng suất, chất lượng cao dần đi đến hình thành vùng nguyên liệu sản xuất lúa an toàn sinh học gắn với xây dựng thương hiệu.

Nguồn tin: Dương Mai

Các tin tức khác:
  • Huyện Điện Biên Đông: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại xã Chiềng Sơ (21/08/2024 )
  • Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông tổ chức Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi năm 2024 (21/08/2024 )
  • Điện Biên Đông: Khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã (20/08/2024 )
  • khai giảng lớp chuyên đề lịch sử Đảng “Đảng ta thật là vĩ đại” cho 34 học viên thuộc Đảng bộ xã Phình Giàng. (19/08/2024 )
  • Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Điện Biên Đông tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại xã Nong U (19/08/2024 )
  • Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người dân thị trấn Điện Biên Đông phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình. (19/08/2024 )
  • Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tổ dân phố 1 thị trấn Điện Biên Đông cánh tay nối dài dẫn vốn đến người nghèo và các đối tượng chính sách (19/08/2024 )
  • Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban địa diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Điện Biên Đông. (19/08/2024 )
  • Xã Chiềng Sơ tổ chức ngày Hội điểm toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/08/2024 )
  • Lễ phát động “Hiến máu tình nguyện” 2024 (16/08/2024 )
  • Trang:
    161-170 of 2101<  ...  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang