CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH MÃI MÃI LÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM DẪN ĐƯỜNG CHO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn thì mới trở thành lực lượng to lớn. Và Người đã đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động, tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Đảng đó phải là đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Đây là quan điểm xuyên suốt tiến trình Người cùng Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua.
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn thì mới trở thành lực lượng to lớn. Và Người đã đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động, tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Đảng đó phải là đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Đây là quan điểm xuyên suốt tiến trình Người cùng Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua.
Trước khi chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Nhưng Người cũng cho rằng một đảng cách mạng trước hết phải có lý luận cách mạng. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân phấn đấu đạt tới là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Khi huấn luyện cho cán bộ trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu, Trung Quốc, trong cuốn Đường Cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động… Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”(1). Người cũng chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”(2). Lúc đó, Người đã tìm thấy lý luận cách mạng tiền phong ở chủ nghĩa Lênin: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Đây chính là học thuyết về sự giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người. Đây cũng chính là học thuyết về sự phát triển xã hội lên một hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội, một hình thái cao hơn, tốt đẹp hơn so với hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa, một hình thái không những xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột, bất công, mà còn xóa bỏ mọi nguồn gốc đẻ ra áp bức bóc lột, bất công giữa con người với con người. Nhờ lý luận ấy, Người đã tìm thấy con đường cứu nước, đã xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và trang bị cho Đảng vũ khí tinh thần để Đảng làm tròn vai trò tiền phong, vai trò lãnh đạo cách mạng.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tập 2, tr.279.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2011, tập 2, tr.289.
Theo Hồ Chí Minh, nếu không có lý luận dẫn đường, Đảng chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên, rời rạc thiếu thống nhất và không có sức mạnh. Chủ nghĩa Mác – Lênin chính là học thuyết khoa học “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất” vì nó chỉ ra cho Đảng mục tiêu, con đường thực hiện sứ mệnh giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng dân tộc, xóa bỏ áp bức bất công, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp.
Nói về vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với Đảng ta, Hồ Chí Minh đã khẳng định “là lực lượng tư tưởng hùng mạnh”. Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt” không có nghĩa là giáo điều theo từng câu, từng chữ của Mác, của Lênin, mà là nắm vững lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời tiếp thu những tinh hoa của văn hóa dân tộc và nhân loại, tham khảo kinh nghiệm của các nước, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối, chính sách đúng đắn cho cách mạng. Với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chuẩn mực cho người cách mạng về sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết thành công những vấn đề mà cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng thế giới đặt ra.
Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở khoa học của công tác xây dựng Đảng là ngọn cờ đoàn kết những người cộng sản và là cơ sở để vạch ra Cương lĩnh hành động, chiến lược và sách lược của cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo có ý nghĩa phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Đó là nguồn gốc của những thắng lợi của nhân dân ta. Tuy nhiên, Đảng cũng nhận thấy còn lạc hậu về lý luận, thể hiện trên cả hai mặt nhận thức cũng như vận dụng các quy luật của CNXH như giáo điều, duy ý chí, giản đơn, nóng vội. Đảng đã nghiêm khắc tự phê bình và thấy được yêu cầu bức thiết là phải đổi mới tư duy lý luận. Nghiên cứu lý luận, học tập lý luận là công tác quan trọng đối với mọi cán bộ, đảng viên và toàn Đảng. Học là học phương pháp luận, vận dụng phải sáng tạo, không giáo điều rập khuôn máy móc, phải tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra chủ trương, đường lối phù hợp với thực tiễn đất nước.
Muốn thống nhất hành động, trước hết phải thống nhất về tư tưởng. Đó là yêu cầu cấp thiết hiện nay, khi tình hình thế giới diễn biến phức tạp những phần tử phản động đang tìm mọi cách chống phá cách mạng trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tư tưởng đặc biệt từ sau sự sụp đổ của Liên Xô và chế độ xã hội chủ nghĩa ở châu Âu đã ảnh hưởng tiêu cực đối với nước ta và Đảng ta, làm cho một số cán bộ, đảng viên hoang mang, dao động, mất lòng tin vào chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng, học thuyết Mác - Lênin luôn luôn gặp phải sự chống đối quyết liệt của các thế lực thù địch, bọn cơ hội, xét lại và phản bội, những kẻ thường dao động trước những khó khăn hoặc thất bại tạm thời của cuộc đấu tranh. Các thế lực chống đối thường xuyên liên kết, phối hợp với nhau, nhiều lúc chúng liên minh cả với các thế lực tôn giáo phản động, các lực lượng dân tộc cực đoan, thành những “liên minh ma quỷ”, “liên minh thần thánh”… Chúng sử dụng mọi thủ đoạn tinh vi hoặc trắng trợn hoặc giả danh dân chủ, tự do chống đối lại học thuyết Mác - Lênin, chống lại chủ nghĩa xã hội. Vì sao các thế lực thù địch lại chống đối dai dẳng, quyết liệt, lâu dài như vậy? Thật ra điều này không có gì khó hiểu. Các thế lực thù địch muốn duy trì địa vị thống trị của chúng nên chúng phải ra sức phủ định, chống lại học thuyết đã vạch ra không chỉ sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, mà còn hướng dẫn giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Những người cơ hội chính trị quay sang phụ họa với các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội, chống Đảng ta. Giống như các thế lực thù địch bên ngoài, họ cho rằng sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nhà nước Đông Âu đã chứng minh chủ nghĩa Mác-Lênin là sai lầm, chủ nghĩa xã hội không có tiền đồ. Theo họ, chỉ có nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa chứ không có "cái gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" rằng trong thời đại văn minh tin học và kinh tế tri thức mà nói đến sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là vô nghĩa. Đòi chúng ta phải thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập theo quan điểm dân chủ tư sản. Họ cho rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là đi vào "ngõ cụt" là "con đường vòng" để đến chủ nghĩa xã hội. Họ xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo và đường lối của Đảng, phủ nhận định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự mất niềm tin ở một bộ phận cán bộ đảng viên, sự chia rẽ, thiếu đồng thuận về tư tưởng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hiện nay là một yếu tố không thể xem thường.Do đó, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận càng phức tạp, quyết liệt hơn. Lịch sử trên 170 năm ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác đã khẳng định: chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết không những có khả năng tự bảo vệ mình mà còn không ngừng phát triển. Nó là vũ khí lý luận, là hành trang nhận thức mà loài người cần đi đến tương lai.
Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý Đảng ta ở một số điểm sau
Thứ nhất, việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin phải phù hợp với hoàn cảnh, từng lúc, từng nơi.
Thứ hai, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin cần phải chống giáo điều, chống lại việc xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đảng phải luôn tổng kết thực tiễn, từ những vấn đề của thực tiễn để đúc kết thành những vấn đề lý luận, bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ ba, Đảng phải tăng cường đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều, cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin, chống những luận điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin “làm cốt” nhưng không rơi vào giáo điều mà nắm tinh thần cốt lõi là lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là đảng duy nhất trong xã hội Việt Nam và đang đóng vai trò cầm quyền. Do đó, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng trong quá trình hội nhập quốc tế là một yêu cầu cấp thiết trong công cuộc đổi mới hiện nay. Muốn đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với ý nghĩa nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, Đảng phải nắm chắc tình hình mọi mặt ở trong nước và quốc tế. Hiện nay, tình hình trong nước và quốc tế diễn biến rất nhanh chóng, ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp, khó lường đòi hỏi Đảng ta phải nhận thức thấu đáo và đưa ra những quyết sách sáng suốt trong lãnh đạo đất nước.
Xét từ phương diện nhận thức, học thuyết Mác - Lênin cũng là sản phẩm của quá trình đấu tranh lý luận lâu dài. Nó là kết quả của những cuộc đấu tranh rộng lớn, diễn ra trên các lĩnh vực triết học, kinh tế, chính trị và lý luận về chủ nghĩa xã hội nhằm bảo vệ và phát triển những tư tưởng khoa học và tiến bộ của nhân loại; khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm của các học thuyết, lý luận đã có; chống lại các học thuyết, lý luận phản động, sai lầm…
Công tác tư tưởng của Đảng những năm qua đạt được những kết quả quan trọng
Công tác tư tưởng của Đảngđã góp phần đổi mới tư duy, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới, cụ thể hóa một bước Cương lĩnh chính trị do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đề ra trên các lĩnh vực đời sống xã hội; tiến hành cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, Điều lệ và đường lối của Đảng; cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xác định ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Trong tình hình hiện nay, xây dựng Đảng ta về tư tưởng trước hết cần tập trung vào những nội dung sau:
Một là, các cấp ủy Đảng cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận coi đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới của Đảng đi đến thắng lợi, thực hiện hai mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Các cấp ủy Đảng cần trực tiếp chỉ đạo công tác đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Hai là, làm cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân quán triệt sâu sắc và nhất trí với cương lĩnh và các Nghị quyết của Đảng.
Ba là, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa xét lại hiện đại và các tư tưởng tư sản. Trong thời kỳ mở cửa và nền kinh tế thị trường, đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý.
Bốn là, các lực lượng vũ trang luôn luôn sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu và hành động của kẻ thù và bọn phản động trong nước, bảo vệ các thành quả cách mạng đã giành được. Sự lớn mạnh về mọi mặt cũng như sự trung thành của lực lượng vũ trang đối với chế độ ta là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân.
Năm là, sự thống nhất về tư tưởng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân không phải diễn ra bằng cảm tính và bằng mệnh lệnh, áp đặt mà nó diễn ra bằng sự tự giác, bằng ý thức chính trị và bằng sự cảm nhận lý tưởng của mọi người. Do đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải làm thế nào để mọi người đều có ý thức trách nhiệm chính trị đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, từ đó đem hết trí lực trên cương vị công tác của mình đóng góp cho xã hội.
KẾT LUẬN
Công tác tư tưởng là hoạt động rất quan trọng của Đảng, là nhiệm vụ của toàn Đảng nhằm hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng của Đảng; góp phần hoạch định đường lối cách mạng cho từng giai đoạn hoạt động của Đảng. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng-lý luận hiện nay ở nước ta đang diễn ra quyết liệt. Trách nhiệm của những người cách mạng, nhất là giới lý luận mácxít là phải chủ động tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng.
Nguyễn Thế Mạnh -PGĐ TTCT huyện ĐBĐ
Nguồn tin: