Chuyển biến từ Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

Thời gian đăng: 28/11/2022 15:19:32 PM

ĐBP - Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới được chính quyền các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh có 44 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc 9/10 huyện, thị xã và thành phố (trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao và 42 sản phẩm đạt 3 sao) của 28 chủ thể (15 hợp tác xã, 7 doanh nghiệp và 6 cơ sở sản xuất).

Đa số các sản phẩm phát triển dựa trên hoạt động sản xuất sẵn có và phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: gạo Điên Biên, chè Tủa Chùa, cà phê Mường Ảng, bí Tìa Dình... do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Một số sản phẩm đã phát triển với quy mô lớn và đang từng bước khẳng định giá trị, thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao và ngày càng sử dụng nhiều hơn.

Gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của TP. Điện Biên Phủ tại Hội nghị giao lưu văn hóa hữu nghị Việt Nam - Lào năm 2022.

Từ năm 2018 - 2021, bằng nhiều nguồn vốn (vốn sự nghiệp Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo Quyết định số 45/2108 của UBND tỉnh), huyện Điện Biên đã triển khai thực hiện hỗ trợ cho 10 chủ thể OCOP trên địa bàn với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ trực tiếp cho các chủ thể 2,9 tỷ đồng; hỗ trợ cho các hộ dân tham gia liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu 2,3 tỷ đồng. Đến nay, huyện Điện Biên đã có 13 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh gồm: 2 sản phẩm 4 sao, 7 sản phẩm 3 sao, 4 sản phẩm 2 sao. Năm 2022, huyện triển khai kế hoạch hỗ trợ hoàn thiện, nâng cấp 4 sản phẩm 2 sao lên 3 sao và tiếp tục lựa chọn, hỗ trợ phát triển thêm 4 sản phẩm mới.

Thực hiện chương trình OCOP, từ các nguồn kinh phí được hỗ trợ, các chủ thể trên địa bàn huyện Tuần Giáo đã khai thác tương đối hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đối với sản phẩm dưa mèo của Hợp tác xã Nông sản sạch Tây Bắc chủ yếu liên kết trồng và bao tiêu với các thành viên hợp tác xã trên địa bàn xã Tỏa Tình, diện tích trên 10ha. Sản phẩm Cà phê bột Hồng Kỳ chủ thể liên kết thu mua cà phê quả tươi, cà phê hạt đã sơ chế, vùng nguyên liệu sản xuất chủ yếu trên địa bàn huyện Tuần Giáo và huyện Mường Ảng. Đến hết năm 2021 trên địa bàn huyện có 2 sản phẩm OCOP của 2 chủ thể tham gia Chương trình và đã được UBND tỉnh đánh giá, công nhận đạt 3 sao. Đối với các sản phẩm đã đạt chứng nhận, các chủ thể đã hoàn thiện bao bì, quy cách đóng gói sản phẩm phù hợp yêu cầu từng đối tác đặt hàng; xây dựng quy trình canh tác đối với vùng nguyên liệu phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu thị trường; giữ vững được sản phẩm theo yêu cầu của sản phẩm 3 sao. Hiện tại trên địa bàn huyện có 1 chủ thể tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm chế biến từ táo mèo như: Giấm táo mèo, táo mèo ngâm sành.

Triển khai thực hiện chương trình OCOP đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển các sản phẩm OCOP vẫn còn một số hạn chế như: Nhiều sản phẩm OCOP mang tính thời vụ, chưa qua chế biến nên thời gian bảo quản, tiêu thụ ngắn, khó mở rộng được thị trường tiêu thụ; mẫu mã, nhãn mác bao bì sản phẩm còn đơn sơ chưa hấp dẫn người tiêu dùng; đa số các chủ thể chưa chủ động xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm; thiếu chủ động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... Vì vậy, để nâng cao giá trị sản phẩm OCOP việc định hướng thị trường tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn cần được quan tâm, tiếp tục hoàn thiện. Chương trình OCOP phải được triển khai một cách có hệ thống với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ không phải là một phong trào hay một cuộc vận động, càng không phải chỉ là nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực nông nghiệp.

Bài, ảnh: Lan Phương

Nguồn tin: http://www.baodienbienphu.info.vn/

Các tin tức khác:
  • Điện Biên Đông tổ chức Hội thi giao lưu "Tiếng Việt của chúng em" cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2024 - 2025. (23/12/2024 )
  • Huyện Điện Biên Đông đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) (23/12/2024 )
  • Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Điện Biên Đông khóa VI- đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thăm và tặng quà hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (23/12/2024 )
  • Quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung Ương, của Tỉnh Ủy về tổng kết thực hiện nghị quyết số 18 (19/12/2024 )
  • Giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2024 (12/12/2024 )
  • Tập huấn công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024 (12/12/2024 )
  • Tổ chức lớp bồi dưỡng, nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng năm 2024 (12/12/2024 )
  • Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 (10/12/2024 )
  • Điện Biên Đông đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết chuyên đề (10/12/2024 )
  • Hội Cựu chiến binh huyện Điện Biên Đông tổ chức Toạ đàm Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1998 – 06/12/2024) và Tổng kết công tác Hội năm 2024 (10/12/2024 )
  • Trang:
    1-10 of 2122<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang