Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản năm 2024 trên địa bàn huyện

Thời gian đăng: 30/05/2024 13:56:23 PM

Ngày 28/5/2024, UBND huyện ban hành kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản năm 2024 trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.

Theo đó, kế hoạch nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là ATTP); kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, thực phẩm cung ứng ra thị trường đạt tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn phục vụ các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng và năm du lịch Quốc gia - Điện Biên năm 2024; Giám sát, đánh giá tập trung vào các đối tượng thực phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, các điểm chợ buôn bán nông sản tập trung trên địa bàn huyện; Đẩy mạnh giám sát các sản phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã có, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn huyện; Phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản nhằm giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (sau gọi tắt là BVTV), thuốc thú y, kháng sinh, hóa chất cấm trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; Tuyên truyền, khuyến khích người sản xuất gia tăng chế biến nông sản, nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng canh tranh của sản phẩm tại thị trường trường trong và ngoài tỉnh.

Với 12 kết quả và chỉ số cần đạt: 100% văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn mới của Việt Nam và thị trường nhập khẩu được phổ biến, cập nhật đảm bảo quy định; Trên 85% cán bộ quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương về công tác quản lý chất lượng, ATTP nông lâm và thủy sản để triển khai nhiệm vụ được đồng bộ và thuận lợi, trên cơ sở mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực, tập huấn chuyên môn đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; Giảm tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc BVTV, thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh, chất cấm so với năm 2023; Tiếp tục giữ vững 100% mẫu giám sát đạt yêu cầu về chất lượng và ATTP; Duy trì tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đáp ứng quy định về điều kiện đảm bảo ATTP, xếp loại A, B đạt 100%; Đến cuối năm 2024, có 93% các cơ sở nhỏ lẻ thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh (SXKD) thực phẩm an toàn đảm bảo theo quy định; Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thuỷ sản được chứng nhận HACCP, ISO 2200 hoặc tương đương tăng; Tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tại các cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, ATTP đạt 20%; Số lượng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng tăng lên 20% (so với năm 2023); Số lượng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tăng 10%; Duy trì số lượng 4 sản phẩm OCOP của huyện đã được công nhận 3 sao; Số lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý tăng; Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của nông sản chủ lực giảm 1,0%/năm.

Các nhiệm vụ trong tâm được triển khai thực hiện để hoàn thành kế hoạch hành động gồm: Phổ biến chính sách pháp luật, thông tin, truyền thông; Chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông, lâm, thủy sản, chỉ đạo xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện; Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; trọng tâm giám sát thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận; Giám sát, thanh tra, kiểm tra, và xử lý vi phạm theo quy định; Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.

Căn cứ vào Kế hoạch này, UBND huyện giao cho các phòng, ban, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện phải bám sát các nội dung, nhiệm vụ; thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, tỉnh, huyện. đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các phòng ban liên quan và UBND các xã, thị trấn, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Nguồn tin: Dương Mai

  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang