Điện Biên Đông: 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ

Thời gian đăng: 3/8/2024 2:12:27 PM

Huyện Điện Biên Đông phấn đấu giai đoạn 2024-2030 có 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý.

Huyện Điện Biên Đông vừa có Kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 - 2030 trên địa bàn huyện nhằm giúp trẻ em được chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trẻ em mồ côi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phù hợp nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em giúp trẻ em có được cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn.

Theo kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu: 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp tại trường học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng. 100% trẻ em mồ côi được chăm sóc thay thế bởi người thân thích, cá nhân, gia đình không phải là người thân thích, được nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, tại các cơ sở trợ giúp xã hội, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ phù hợp.

Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện tập trung những nhiệm vụ và giải pháp như sau:

 Rà soát, đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện pháp luật, chính sách, dịch vụ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi với các hình thức, mô hình đa dạng, linh hoạt, trong đó chú trọng chăm sóc thay thế cho trẻ em tại gia đình, tại Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và Làng trẻ em SOS Điện Biên Phủ, Làng trẻ em SOS tỉnh Thanh Hoá, Trung tâm Từ thiện và Hướng nghiệp Phật tích, Tiên Du, Bắc Ninh (nếu có). Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, bảo vệ và chăm sóc trẻ em mồ côi, chú trọng cung cấp các thông tin về quyền trẻ em, kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ, người chăm sóc, người nhận chăm sóc thay thế trẻ em về chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi. Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đặc biệt là cán bộ làm công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, giáo viên làm công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, đội ngũ nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng về hỗ trợ, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc nuôi dưỡng và chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi.

Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em toàn diện và liên tục thông qua các hoạt động: tăng cường các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em; tăng cường chăm sóc sức khỏe ban dầu trong phòng ngừa và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần ở trẻ em; cải tạo, nâng cấp các dịch vụ sẵn có tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em. Phát triển dịch vụ hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện sớm, tư vấn, tham vấn cho trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ rối loạn tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và tại cộng đồng. 

Xây dựng mạng lưới dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động kết nối, chuyển tuyến; tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần. Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học; triển khai giáo dục chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh; phát triển mạng lưới giáo viên, nhân viên, cộng tác viên có kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh tại các các cơ sở giáo dục phổ thông.

 Phát triển dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi: trẻ em mồ côi được chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc thay thế phù hợp và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu để phát triển toàn diện. Ưu tiên chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi tại gia đình bởi người thân thích, người không thân thích, nhận con nuôi. Phát triển mạng lưới dịch vụ tìm gia đình chăm sóc thay thế, tư vấn, hỗ trợ. Hướng dẫn tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng, cung cấp các dịch vụ cho trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định pháp luật. 

Tăng cường chuyển trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tập trung về các cá nhân, gia đình chăm sóc thay thế, nhận con nuôi. Phát động, duy trì phong trào xã hội tham gia chăm sóc, hỗ trợ trẻ em mồ côi, gia đình, cá nhân nhận chăm sóc thay thế, nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi. 

+ Tăng cường phối hợp liên ngành, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá thực hiện Kế hoạch. Đẩy mạnh xã hội hóa, vận động nguồn lực trong và ngoài nước, kinh nghiệm, sáng kiến để triển khai chăm sóc sức khỏe tâm thần, chăm sóc trẻ em mồ côi.

UBND huyện giao nhiệm vụ cho các phòng ban liên quan, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng đơn vị, địa phương./.

 

Nguồn tin: Dương Mai

  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang