Điện Biên Đông nỗ lực xóa “bản trắng” về điện lưới quốc gia

Thời gian đăng: 12/07/2023 17:35:08 PM

Thời gian qua, bằng nhiều nguồn lực, huyện Điện Biên Đông đã triển khai các chương trình, dự án đưa điện về vùng cao, xóa các “bản trắng” về điện lưới quốc gia. Từ đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Bản Tào La nằm cách trung tâm xã Tìa Dình hơn 10 km. Bản có gần 90 hộ, trên 550 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Đến năm 2023, bản vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Để có điện chiếu sáng, người dân trong bản phải bỏ tiền mua, lắp đặt tấm năng lượng mặt trời. Vậy nhưng nguồn điện này cũng phập phù, ngày nắng nhiều chỉ chiếu sáng được vài tiếng, ngày mưa gió thì người dân quay lại với bếp lửa, đèn dầu. Người dân trong bản cũng góp tiền mua một chiếc máy xát sử dụng đầu máy nổ chạy để phục vụ nhu cầu xay xát gạo. Khó khăn là vậy, nên đến nay bản còn tới 50 hộ thuộc diện nghèo. Vậy nhưng một thay đổi lớn sắp đến với người dân trong bản. Dự án cấp điện lưới quốc gia đã và đang được gấp rút thi công. Dự kiến chỉ vài tháng nữa, ánh sáng điện lưới quốc gia sẽ về với bản Tào La. Ông Giàng Chứ Dình, trưởng bản Tào La chia sẻ: Làm cái máy điện nước thì chỉ là mùa mưa thôi, mùa khô cạn hết nước không làm được thì bà con toàn thắp dầu máy thôi, rất khó khăn. Bây giờ Nhà nước chôn cột điện vào vườn, vào đất thì bà con sẵn sàng hiến đất để làm, có điện rồi bà con sẽ bớt khó khăn.

Với dự án cấp điện đang thi công, dịp này cùng với bản Tào La người dân hai bản Na Su và Háng Sua cũng chung niềm vui đón điện lưới quốc gia. Trong một thời gian ngắn, từ chỗ còn 6/10 bản chưa có điện lưới quốc gia, tới đây Tìa Dình sẽ chỉ còn lại một bản chưa đường đầu tư hạ tầng điện. Với một xã nằm cách xa trung tâm huyện, giao thông đi lại hết sức khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện vẫn chiếm trên 60% việc bao phủ điện lưới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này được cấp ủy, chính quyền xã coi là một bước phát triển đột phá. Bởi được đầu tư hạ tầng điện không những giúp xã hoàn thành tiêu chí số 4, tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo. Ông Giàng A Thái, Chủ tịch UBND xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông cho biết: Xã Tìa Dình trong xây dựng nông thôn mới xác định được điện rất quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội. Năm ngoái xã được đầu tư 2 bản, năm nay tiếp tục thêm 3 bản nữa tới đây chỉ còn 1 bản nữa. Như vậy, tiêu chí số 4 về điện xã sẽ cơ bản đạt. Cụ thể thì 3 bản: Tào La, Na Su, Háng Sua mỗi bản trên 80 hộ nên việc đầu tư rất cần thiết. Còn lại bản Púng Báng với 30 hộ thì đến năm 2024 sẽ cố gắng đâu tư nốt để các bản trên địa bàn xã đều có điện.

Với đồng bào các thôn bản vùng cao, được sử dụng điện lưới quốc gia là nhu cầu thiết yếu hàng đầu. Khi có điện sự đổi thay có thể thấy gần như ngay lập tức. Chỉ cách đây mấy tháng, gia đình chị Tòng Thị Lan, ở bản Pá Chuông, xã Na Son chỉ có điện chiếu sáng vào ban đêm từ nguồn điện nước. Vậy nhưng từ khi đóng điện trạm biến áp Pá Chuông, gia đình chị gần như đã có đầy đủ các thiết bị điện hiện đại phục vụ đời sống hàng ngày. Chị Lan nói: Nhờ Nhà nước có điện thì dân cũng nhàn, đỡ hơn lúc trước, cũng mua thêm tủ lạnh, nồi cơm điện, ấm siêu tốc.v.v.

Bản Pá Chuông, xã Na Son có 50 hộ, gần 200 nhân khẩu. Nhiều năm qua, các hộ có điều kiện trong bản mua máy phát điện nước hoặc một số hộ góp tiền kéo đường dây điện từ bản khác đã có điện về. Tuy nhiên, các nguồn điện này đòi hỏi đầu tư lớn, kinh phí duy trì tốn kém trong khi đó điện chập chờn không đủ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu chứ chưa nói đến phục vụ sản xuất. Bởi vậy, khi có điện lưới ổn định, trong bản các thiết bị điện hiện đại như: ti vi, tủ lạnh đến máy móc phục vụ sản xuất như máy xát, máy thái chạy điện, máy bơm xuất hiện ngày càng nhiều. Anh Quàng Văn Thắm, một người dân trong bản cho biết: Nhà nước hỗ trợ vẫn nghèo thôi vì hỗ trợ vốn gì không biết thời tiết đi trồng vào không hiệu quả. Bây giờ có điện lưới về bản bà con cũng ổn định có ti vi, điện thoại xem rồi có cả máy xát gạo nữa không phải xuống Na Phát như trước, mưa cũng phải đi, bây giờ thì cũng tạm ổn rồi.

dien-luc-dbd.jpg

Pá Chuông chỉ là một trong 9 bản của huyện Điện Biên Đông được cấp điện trong dịp đầu năm 2023 vừa qua. Cùng với việc đóng điện, đưa các công trình vào phục vụ người dân huyện Điện Biên Đông đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, vận hành. Điện lực huyện Điện Biên Đông là đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống điện trên địa bàn. Trong thời qua, với việc nhiều bản được đóng điện, số khách hàng tăng lên nhưng đơn vị luôn đảm bảo quân số thực hiện công tác quản lý, vận hành. Trong đó, công tác kiểm tra các trạm biến áp, bảo dưỡng lưới điện, phát quang hành lang tuyến được thực hiện thường xuyên nhằm ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra. Đặc biệt, tại các bản mới đóng điện, công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân được đơn vị quan tâm, đẩy mạnh. Ông Lê Văn Tùng, Giám đốc Điện lực Điện Biên Đông cho biết: Sau khi được bàn giao, tiếp nhận quản lý vận hành, đơn vị cũng quan tâm công tác tuyên truyền vận động bà con nhất là những hộ mới được cấp điện sử dụng an toàn, tiết kiệm. Đơn vị cũng cử cán bộ đến tận hộ gia đình hướng dẫn sử dụng điện. Đối với đường dây, trạm biến áp thì Điện lực Điện Biên Đông hàng tháng đều kiểm tra đảm bảo đường dây được sử dụng hiệu quả, an toàn cấp điện liên tục cho bà con trên địa bàn huyện.

image2.jpeg

Bằng nhiều giải pháp, đến nay, huyện Điện Biên Đông đã có trên 170 bản với trên 12 nghìn hộ dân tại 14/14 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia ổn định. Đối với những bản chưa có điện, công tác đầu tư xây dựng hạ tầng điện của huyện Điện Biên Đông gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong thực tế, suất đầu tư đối với một dự án cấp điện tại các thôn bản vùng cao thường rất lớn. Bởi các bản chưa có điện thường nằm xa trung tâm, địa hình phức tạp, các hộ dân ở phân tán. Tuy nhiên với quyết tâm chính trị cao nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chương trình xóa bản trắng điện lưới quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, huyện sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai các dự án kéo điện về các bản cùng cao. Trong năm 2023, huyện phấn đấu có thêm 8 bản được cấp điện. Đến hết năm 2024, phấn đấu toàn huyện có 185/198 bản có điện lượt quốc gia, đạt tỷ lệ trên 93%; Số hộ được sử dụng điện là trên 13 nghìn hộ, đạt tỷ lệ gần 97%. Ông Đinh Quang Bạo, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Điện Biên Đông cho biết: Trên địa bàn huyện chúng tôi đã có 172/198 bản có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ trên 86%. Với mục tiêu thực hiện Nghị quyết 02 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về xóa bản trắng về điện với mục tiêu hết 2025 100% bản sẽ có điện. Đến nay, còn 26 bản chưa được kéo điện lưới quốc gia. Để khắc phục khó khăn, chúng tôi tham mưu cho UBND huyện bố trí các nguồn vốn, ưu tiên nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, mỗi năm thực hiện để 3 - 5 bản có điện làm sao đến 2025 sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Kéo điện về bản vùng cao nếu là bài toán hiệu quả kinh doanh điện đơn thuần thì những người dân ở các bản như: Tào La, Pá Chuông sẽ còn rất lâu nữa mới được sử dụng điện lưới. Vậy nhưng, điện về với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa mang lại nhiều lợi ích hơn thế. Đó không chỉ là vấn đề nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo mà quan trọng hơn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh. Tin tưởng rằng, với ý nghĩa đó cùng với quyết tâm, tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư, huyện Điện Biên Đông sẽ sớm đạt mục tiêu 100% các bản trên địa bàn được bao phủ điện lưới quốc gia./.

Nguồn tin: Lan Anh, Điện Biên Đông

Các tin tức khác:
  • Điện Biên Đông tổ chức Hội thi giao lưu "Tiếng Việt của chúng em" cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2024 - 2025. (23/12/2024 )
  • Huyện Điện Biên Đông đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) (23/12/2024 )
  • Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Điện Biên Đông khóa VI- đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thăm và tặng quà hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (23/12/2024 )
  • Quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung Ương, của Tỉnh Ủy về tổng kết thực hiện nghị quyết số 18 (19/12/2024 )
  • Giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2024 (12/12/2024 )
  • Tập huấn công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024 (12/12/2024 )
  • Tổ chức lớp bồi dưỡng, nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng năm 2024 (12/12/2024 )
  • Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 (10/12/2024 )
  • Điện Biên Đông đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết chuyên đề (10/12/2024 )
  • Hội Cựu chiến binh huyện Điện Biên Đông tổ chức Toạ đàm Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1998 – 06/12/2024) và Tổng kết công tác Hội năm 2024 (10/12/2024 )
  • Trang:
    1-10 of 2122<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang