Điện Biên Đông sẽ khảo sát trồng 25.000 ha để trồng cây mắc ca

Thời gian đăng: 04/03/2021 15:12:23 PM

Ngày 3/3/2021, Huyện Điện Biên Đông đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ Phần HD Kinh Bắc và Công ty Mắc Ca Điện Biên về việc khảo sát triển khai dự án đầu tư phát triển Mắc ca tại Điện Biên Đông. Đồng chí Mùa A Vảng - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Huyện ủy chủ trì buổi làm việc.

0403.jpg

Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Ngọc La - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu cùng với sự cần cù, chịu khó mến khách của người dân huyện ta cho thấy huyện ta có thể trồng được cây Mắc ca sinh trưởng và phát triển, có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Cây mắc ca có tên gọi khác là: Macadamia là một loại cây thân gỗ, nguồn gốc tại vùng rừng mưa thuộc miền Nam Queenland và miền Bắc nước Úc. Cây macca là loại cây thân gỗ lớn, khi trưởng thành chiều cao tới 18m, tán rộng 15m. Gồm 2 loại macca vỏ nhẵn và vỏ trơn. Hoa nở rộ từ tháng 12 tới tháng 2 năm sau có thể kéo dài hơn. Hoa thường màu trắng, mọc thành từng chùm. Cây mắc ca là loại cây ưa sáng, chịu được nhiệt độ từ 13- 32 độ C. Thích hợp với loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, đặc biệt là đất đỏ. Cây mắc ca được trồng ở Việt Nam đầu tiên vào năm 1994 lúc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam gieo 10 cây từ hạt và trồng thử tại Ba Vì, Hà Nội. Sau đó, cây mắc ca được trồng thử nghiệm và nhân giống ở nhiều tỉnh khác nhau, chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Vài năm trở lại đây cây Mắc ca đã được trồng ở nhiều địa phương trong tỉnh ta như: Mường Nhé, Tuần Giáo, Mường Ẳng, Nậm Pồ… đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân và doanh nghiệp. Ở huyện ta cây mắc ca đã được Công ty cổ phần HD Kinh Bắc trồng giai đoạn 1 ở xã Pu Nhi hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trong giai đoạn tới. Tại buổi làm việc đại diện 2 nhà đầu tư cho biết trong giai đoạn 1 Công ty cổ phần HD Kinh Bắc sẽ khảo sát trồng 20.000 ha cây mắc ca, Công ty Mắc Ca Điện Biên đăng ký khảo sát 6.000 ha. Sau khi dự án được triển khai doanh nghiệp sẽ thuê lại đất của người dân và được công ty hỗ trợ 4 triệu đồng/ha/năm và nhận vào làm công nhân với mức lương 5 triệu đồng/1 tháng, đồng thời giải quyết được việc làm cho trên 10.000 lao động tại địa phương. Với 45.000 ha diện tích quy hoạch 3 loại rừng Điện Biên Đông đầy tiềm năng để phát triển loại cây trồng này.

Cũng tại buổi làm việc nhiều ý kiến đã được các đại biểu đưa ra như trong đó tập trung vào các vấn đề như cơ chế phối hợp ra sao, vấn đề giải quyết việc làm, môi trường, thu nhập cho bà con ra sao…

04031.jpg

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Mùa A Vảng - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Huyện ủy Điện Biên Đông nhấn mạnh: Điện Biên Đông luôn hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào Điện Biên Đông, đặc biệt dự án trồng cây mắc ca nếu được triển khai sẽ giải quyết được vấn đề đất trống đồi trọc, lao động việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Vì vậy, trong vấn đề khảo sát quy hoạch đồng chí đề nghị cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Riêng UBND huyện cần có văn bản chỉ đạo các phòng, ban chức năng có quy chế phối hợp, giải quyết vấn đề thủ tục hành chính phải thật nhanh gọn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn vướng mắc cần tham khảo các địa phương trong và ngoài tỉnh đã triển khai thực hiện trồng cây mắc ca.

 

Nguồn tin: Biên Cương

Các tin tức khác:
  • Lãnh đạo Sở TT&TT thăm, chúc tết cán bộ, nhân dân xã Pú Hồng (23/02/2017 )
  • Trang:
    2101-2101 of 2101<  ...  202  203  204  205  206  207  208  209  210  211  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang