Hiệu quả mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong sản xuất lúa nếp 97 vụ Mùa năm 2023 tại xã Luân Giói

Thời gian đăng: 19/10/2023 22:56:41 PM

Mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM là hệ thống sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản. Mô hình đã được áp dụng thành công trên cây lúa ở các bản Đại và Yên Bua, xã Luân Giói, huyện Điện Biên Đông. Quá trình triển khai đã cho thấy khi áp dụng phương pháp này giúp giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại tồn dư trên sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người lao động, tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng, tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích canh tác.

Sau hơn 3 tháng chăm sóc, giờ đây, đứng trước cánh đồng lúa Nếp 97 đang nặng trĩu hạt mới thấy được hiệu quả mà mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây lúa đã mang lại người dân nơi đây. Tham gia mô hình, 100 hộ dân tham gia mô hình trong xã Luân Giói đã được Trung tâm DVNN huyện ĐBĐ tập huấn kỹ thuật và các chuyên đề về IPM góp phần giảm lượng phân bón so với canh tác tập quán từ 10 -15%. Đồng thời, bảo tồn được nguồn thiên địch trên đồng ruộng, số lần phun và sử dụng thuốc BVTV ít hơn so với canh tác tập quán 1-2 lần/vụ. Chi phí áp dụng cho ruộng lúa IPM giảm hơn so với truyền thống từ 15-17%/ha, chủ yếu là chi phí phân bón, thuốc BVTV và công lao động. 

mai.jpg

Ảnh: Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn Nhân dân chăm sóc phòng trừ sâu bệnh theo từng giai đoạn phát triển của lúa

Ông Cà Văn Hải, hộ tham gia mô hình cho biết: Tham gia thực hiện Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM này tôi đã được cán bộ Trung tâm DVNN tập huấn, hướng dẫn chăm sóc cây lúa theo quy trình canh tác bài bản. Nhất là trong việc thăm đồng, chúng tôi sẽ lấy các chỉ tiêu để đánh giá theo dõi từng chỉ tiêu, cũng từ đó sẽ giúp chúng tôi quản lý tốt dịch hại và ít sử dụng thuốc BVTV cũng như việc sử dụng thuốc đúng cách hơn. Sau một thời gian triển khai Mô hình quản lý dịch hại IPM, nông dân chúng tôi đã nắm bắt được các thành phần sinh vật gây hại trên cây lúa, các loại thiên địch trên đồng ruộng, phương pháp điều tra và đưa ra những biện pháp xử lý khoa học, an toàn với môi trường.

mai-1.jpg

Ảnh: Lúa chín đồng loạt, hạt mẩy, chắc.

Ông Lò Văn Hoá cũng là một trong những hộ tham gia mô hình này chia sẻ: “mới đầu tham gia mô hình cũng thấy lo lắng, vì  từ trước tới giờ là canh tác theo lối tập quán truyền thống, thường gieo sạ dày, chưa theo quy trình nào mà chủ yếu theo kinh nghiệm của bản thân. Nhưng từ khi tham gia mô hình này, thực tế đã cho thấy lợi ích nhiều mặt như: Lượng giống 10kg/ha nay giảm còn 7kg/ha, lúa phát triển tốt, ít cỏ dại, cây lúa khỏe, chống chịu sâu bệnh và đổ ngã tốt. Đến kỳ thu hoạch, bông lúa to, tỷ lệ hạt chắc cao, mẩy hạt, năng suất ước đạt 6,9 tạ/1.000m2, cao hơn so với sản xuất truyền thống 1,3 tạ/1.000m2 chúng tôi phấn khởi lắm”.

 Việc đưa giống lúa nếp 97 vào sản xuất trong mô hình cho thấy phù hợp với điều kiện sản xuất ở đây nên ít sâu bệnh. Đồng thời khi áp dụng lúa cấy, cây lúa phát triển khỏe, thân cứng, chống đỗ ngã tốt, thời gian sinh trưởng đảm bảo và cho thu hoạch đúng thời vụ.  Ngoài ra , đưa giống lúa nếp vào sản xuất dễ tiêu thụ, bán được giá. So với giá thị trường là 8.000đ/kg lúa, cao hơn 1.000 đồng đến 1.500 đồng so với các giống lúa khác. Nhờ sản xất lúa theo mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM mà năm nay nhiều hộ tham gia mô hình có thể thu lợi nhuận trên 5 triệu đồng mỗi ha.

Mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM được Trung tâm DVNN triển khai ở vụ Mùa năm 2023 tại các bản Đại và bản Yên Bua, xã Luân Giói, huyện Điện Biên Đông, với diện tích 20 ha, 100 hộ tham gia. Để đánh giá kết quả mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Vừa qua, TTDVNN phối hợp với chính quyền xã tổ chức hội thảo đầu bờ để đánh giá kết quả quá trình triển khai. Tại hội thảo, bà con nông dân đã đánh giá cao về kết quả mà mô hình mang lại. Mô hình đã sử dụng giống lúa Nếp 97 có tiềm năng năng suất cao, giảm lượng giống còn 70 kg/ha (giảm 30 kg/ha), giảm lượng phân đạm hơn 30 kg/ha, giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ 1-2 lần/vụ. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên đồng ruộng được chọn lựa, ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng, nhờ vậy đã khống chế được sự lây lan, gây hại của sâu bệnh hại. Năng suất lúa ước đạt bình quân 6,9 tấn/ha, cao hơn 1,3 tấn/ha so với ruộng trồng lúa theo tập quán của nông dân.

Theo ông Lò Văn  Dọn - Phó chủ tịch xã Luân Giói cho biết: Việc triển khai mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM đã giúp nông dân nâng cao nhân thức trong canh tác lúa giảm được thuốc BVTV, giống, phân hoá học; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Từ đó, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái nông nghiệp và sức khoẻ nông dân. Thông qua mô hình đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được các hộ nông dân đón nhận, tiếp thu và áp dụng, đạt kết quả tốt./.

Nguồn tin: Dương Mai

  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang