Huyện Ðiện Biên Ðông: Người dân ồ ạt trồng sắn, hệ lụy khó lường

Thời gian đăng: 05/06/2019 16:51:27 PM

ĐBP - Những năm gần đây, giá ngô liên tục xuống dốc nên nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ðiện Biên Ðông chuyển sang trồng sắn. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích trồng sắn không theo quy hoạch, khuyến cáo của ngành chuyên môn có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường, như: Sản lượng tăng đột biến, bị ép giá, khó tiêu thụ; phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng trên địa bàn huyện...

Cách đây khoảng 2 năm, người dân huyện Ðiện Biên Ðông vẫn còn khá “lạnh nhạt” với cây sắn, thế nhưng giờ đây lại đang diễn ra tình trạng người người trồng sắn, nhà nhà trồng sắn. Có xã trước đây chỉ trồng ngô thì nay đã gần như chuyển hoàn toàn sang trồng sắn; thậm chí có gia đình trồng tới 5 - 10ha sắn, đầu tư hàng chục triệu đồng tiền giống mà vẫn chưa muốn dừng lại.
 Gia đình anh Giàng A Dơ, bản Chóp Ly, xã Keo Lôm làm đất trồng sắn.

Gia đình anh Giàng A Dơ, bản Chóp Ly, xã Keo Lôm có gần 8.000m2 đất nương, trước đây chỉ chuyên trồng ngô. Vài vụ ngô gần đây giá liên tục xuống thấp, sau khi trừ chi phí, công chăm sóc thì hầu như không có hiệu quả kinh tế. Vì vậy, từ năm 2018, anh Dơ đã quyết định chuyển đổi một nửa diện tích (4.000m2) sang trồng sắn. Vụ đầu tiên trồng sắn, trừ hết chi phí có lãi hơn trồng ngô từ 5 - 6 lần. Năm nay, anh Dơ trồng sắn trên toàn bộ diện tích hiện có.

Cũng như nhiều hộ khác trên địa bàn, năm nay gia đình anh Mùa A Sếnh, bản Chông Phu, xã Na Son đã chuyển gần 1ha đất trồng ngô sang trồng sắn, với hy vọng khởi sắc hơn trồng ngô. Theo anh Sếnh, do trồng ngô mất nhiều công chăm sóc, chi phí giống, phân bón cao nhưng năng suất và giá bán thấp. Trong khi trồng sắn đầu tư ít, dễ chăm sóc, chịu được hạn nên gia đình anh đã chuyển sang trồng sắn. Với gần 1ha sắn, năm 2018 gia đình anh Sếnh thu lãi khoảng 30 triệu đồng.

Việc bỏ ngô trồng sắn một cách tự phát dẫn đến diện tích sắn của huyện Ðiện Biên Ðông 2 năm qua tăng nhanh. Theo thống kê, năm 2017 chỉ có một số xã trồng sắn với tổng diện tích khoảng 300ha thì đến nay hầu hết các xã trong huyện đều trồng sắn, nâng tổng diện tích sắn lên gần 1.500ha. Trung bình một xã, diện tích sắn tăng gần 30% so với kế hoạch; thậm chí có xã người dân tự chuyển đổi gần 100% diện tích trồng ngô sang trồng sắn, như: Na Son, Pú Nhi, Keo Lôm... Tuy nhiên, theo nhận định của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thì con số này vẫn tiếp tục tăng khi còn khá nhiều diện tích sắn tại các khu vực đất mới khai hoang, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa được thống kê.

Ông Vũ Ngọc Hoành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðiện Biên Ðông cho biết: Sở dĩ diện tích sắn tăng mạnh là do loại cây này dễ trồng, chi phí đầu tư ít. Năm 2018 đầu ra sản phẩm sắn ổn định, nếu so sánh cả về năng suất, sản lượng và giá thành thì cây sắn cao hơn so với cây trồng khác. Cụ thể, nếu như 1ha ngô năng suất đạt trung bình 22tạ/ha thì 1ha sắn đạt gần 90tạ/ha (chênh lệch khoảng gần 70tạ/ha). Mỗi héc ta sắn đầu tư khoảng 10 triệu đồng, trừ chi phí và công chăm sóc, người trồng có thể lãi hàng khoảng 40 triệu đồng/ha.

Niên vụ 2018, cây sắn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên nếu không có kế hoạch phát triển phù hợp sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy; nhất là đầu ra sản phẩm. Hiện nay, nguồn tiêu thụ sắn trên địa bàn huyện Ðiện Biên Ðông phụ thuộc vào sức thu mua của nhà máy và các cơ sở chế biến biến sắn ở xã Núa Ngam, huyện Ðiện Biên. Khi sản lượng sắn vượt quá sức thu mua của các nhà máy, cơ sở chế biến thì sẽ dẫn đến tình trạng “cung” vượt “cầu”. Trong khi đó, sản lượng sắn trên địa bàn huyện Ðiện Biên khá lớn. Theo kế hoạch giao, năm 2019 huyện Ðiện Biên trồng khoảng 3.000ha, sản lượng ước đạt gần 48.000 tấn. Cộng với sản lượng sắn của huyện Ðiện Biên Ðông sẽ là số lượng quá lớn đối với sức mua, sơ chế của các nhà máy, cơ sở chế biến sắn trên địa bàn. Bên cạnh đó, sắn là loại cây trồng hại đất, nếu trồng liên tục 3 - 4 vụ sẽ làm cho đất cạn kiệt dinh dưỡng, rất khó để trồng cây khác.

Chạy theo giá nhất thời, ồ ạt chuyển đổi từ ngô sang trồng sắn là cách làm tự phát của người dân, dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch sản xuất, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các cấp chính quyền, ngành chức năng huyện Ðiện Biên Ðông cần có biện pháp xử lý hiệu quả.

Nguồn tin: Bài, ảnh: Phong Vân (baodienbienphu.info.vn)

Các tin tức khác:
  • Nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần hỗ trợ đắc lực trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Điện Biên Đông. (29/07/2024 )
  • Hội nghị sơ kết công tác ủy thác tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. (29/07/2024 )
  • Hội LHPN tỉnh Điện Biên mở lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội cho Chi hội trưởng tại huyện Điện Biên Đông. (29/07/2024 )
  • ĐẢNG ỦY XÃ PU NHI TỔ CHỨC HỘI THI “BÍ THƯ CHI BỘ GIỎI” NĂM 2024. (29/07/2024 )
  • Đoàn đại biểu của huyện Điện Biên Đông dâng hương tưởng niệm Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) (29/07/2024 )
  • Điện Biên Đông nỗ lực điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số tại cơ sở (29/07/2024 )
  • Lễ bế giảng Lớp Võ Vovinam - Việt Võ Đạo (29/07/2024 )
  • HĐND huyện Điện Biên Đông khóa VI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ XV - Kỳ họp chuyên đề (29/07/2024 )
  • Đồng chí Lò Hải Dung – Phó bí thư thường trực huyện ủy thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách nhân ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7 (29/07/2024 )
  • Phát huy vai trò phụ nữ qua các phong trào thi đua (29/07/2024 )
  • Trang:
    211-220 of 2100<  ...  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang