Ký ức “thời hoa lửa”

Thời gian đăng: 04/05/2019 14:16:38 PM

ĐBP - 44 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, dù vết thương trên thịt da đã lành theo năm tháng nhưng ký ức hào hùng của một “thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính năm xưa. Với họ, được cống hiến tuổi thanh xuân cho chiến trường, cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước là niềm tự hào và cũng là hồi ức không thể nào quên.

Tháng tư về, trong niềm rưng rưng xúc động, tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang và ngăn nắp trên đường Võ Nguyên Giáp, thuộc tổ dân phố 5, phường Nam Thanh (TP. Ðiện Biên Phủ), cựu chiến binh (CCB) Phạm Mạnh Cường luôn nở nụ cười nồng hậu thể hiện sự hiếu khách. Nhưng khi nhắc về những ký ức “thời hoa lửa”, về những hi sinh, mất mát trong chiến tranh… ông Cường không khỏi rưng rưng ánh mắt. Rót chén trà nóng mời khách, ông trầm ngâm kể về những trận đánh, vùng đất và kỷ niệm trong đời lính của mình với không ít chiến công nhưng cũng nhiều mất mát, đau thương.

thl.jpg

Cựu chiến binh Phạm Mạnh Cường (bên trái) ôn lại kỷ niệm “thời hoa lửa” với đồng đội.

Ông Cường tâm sự: “Vào thời điểm đó, chiến tranh miền Nam diễn ra rất khốc liệt, đế quốc Mỹ tàn ác giết hại đồng bào ta. Nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1968, tôi tình nguyện nhập ngũ chiến đấu ở chiến trường miền Nam khi mới 20 tuổi. Ðơn vị đầu tiên của tôi là C30 thông tin, Quân khu Tây Bắc; sau đó trải qua nhiều đơn vị, năm 1974 tham gia Sư đoàn 31, Quân đoàn 3 vào chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên. Ðể có mặt nơi tiền tuyến, tôi và đồng đội trải qua 6 tháng hành quân từ miền Bắc vào chiến trường. Ðó là những tháng ngày vô cùng gian khổ; không chỉ đối diện với bom đạn của kẻ thù, mà còn chống chọi với đủ thứ bệnh tật. Nhưng với ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược, tôi và đồng đội đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để vào chiến trường, chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Thời điểm đó, chiến trường miền Nam như đổ lửa, nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, nhưng quân ta vẫn không sợ hi sinh, gian khổ, chiến đấu để thống nhất đất nước. Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, quân ta đã chia thành 5 cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Ðơn vị của tôi có nhiệm vụ truy quét tàn quân từ Tây Nguyên xuống và làm chốt giữ không cho địch tiếp viện về Sài Gòn”.

Nói đến đây, giọng ông Cường như trùng xuống, bồi hồi nhớ lại giây phút cận kề ngày giải phóng: “Gần đến ngày giải phóng, tôi và đồng đội đã từng hẹn ước với nhau rằng, không biết trong số chúng ta ai còn, ai mất, nhưng dù sao đi nữa khi hòa bình lập lại có gia đình, có con phải đặt tên con là “Dũng, Sỹ, Kiên, Trung” để làm kỷ niệm về đơn vị “Dũng sỹ” của chúng ta. Ðất nước hoàn toàn giải phóng, nhưng nhiều đồng đội của tôi ngày hôm ấy đã mãi mãi nằm lại nơi đất mẹ, điều đó khiến tôi vô cùng đau xót. May mắn hơn những đồng đội khác, khi đất nước hòa bình, tôi xây dựng gia đình, sinh được 4 người con trai và đã đặt tên các con lần lượt là “Dũng, Sỹ, Kiên, Trung” theo đúng lời hứa hẹn với đồng đội”. Nhờ có sự dạy dỗ của người cha - người lính Bộ đội Cụ Hồ, đến nay, 4 người con của ông Cường đều đã trưởng thành và thành đạt, xứng đáng với danh hiệu đơn vị “Dũng sỹ” của ông.

Cũng như CCB Phạm Mạnh Cường, 44 năm trôi qua với bao bộn bề gian khó, nhưng chưa khi nào CCB Hoàng Ngọc Thành (tổ dân phố 8, phường Thanh Trường, TP. Ðiện Biên Phủ) quên được các trận đánh ác liệt trong chiến trường giải phóng miền Nam ngày đó. Năm 1974, khi đang học lớp 10, chàng thanh niên Hoàng Ngọc Thành tạm gác bút nghiên lên đường ra trận. Ðược phân công vào Trung đoàn 60, Bộ Tư lệnh Ðặc công, sau đó được bổ sung vào Trung đoàn 198, Bộ Tư lệnh Ðặc công, người lính Hoàng Ngọc Thành được tham gia nhiều trận đánh quan trọng, trong đó có cuộc tấn công thị xã Buôn Ma Thuột - mở màn cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Ông Hoàng Ngọc Thành tâm sự: Tôi được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ tiêu diệt 3 lô cốt. Trong khi quân địch canh gác rất nghiêm ngặt nên việc tiếp cận không dễ dàng. Vận dụng triệt để phương châm “bí mật, bất ngờ, luồn sâu, lót sát”, tôi đã tiêu diệt các lô cốt của địch, mở đường cho đồng đội tấn công vào bên trong. Tuy nhiên, cũng phải 1 tuần sau, đơn vị của tôi mới giải phóng hoàn toàn tỉnh Ðắk Lắk. Trên đà chiến thắng, đơn vị tiếp tục tấn công vào các điểm đóng quân của địch ở Sài Gòn. Cụ thể, đêm 29/4/1975, nhận chỉ thị của cấp trên tấn công thành Quan Nam (Gia Ðịnh); trưa ngày 30/4/1975, ngay sau khi nghe tin Ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, Trung đoàn 198 của tôi được giao nhiệm vụ bảo vệ Sân bay Tân Sơn Nhất. Sài Gòn giải phóng, tôi lại cùng đơn vị tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam và năm 1990 thì phục viên, lên Ðiện Biên xây dựng kinh tế.

Ðã 44 năm trôi qua kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, song những ký ức khốc liệt của một thời lửa đạn vẫn in sâu trong tâm trí CCB Phạm Mạnh Cường và Hoàng Ngọc Thành. Trên địa bàn tỉnh Ðiện Biên hiện vẫn còn rất nhiều người lính Bộ đội Cụ Hồ đã không quản gian khó, hi sinh, mất mát để chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Theo thống kê của Hội CCB tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 17.542 hội viên; trong đó có 4.337 CCB tham gia kháng chiến chống Mỹ.

Cuộc đời của mỗi CCB là một câu chuyện với vô vàn kỷ niệm của người lính. Thời gian qua đi, nhưng ký ức một “thời hoa lửa” vẫn lắng đọng và thật đáng trân trọng với mỗi chiến sĩ. Giờ đây, trở về với cuộc sống thời bình, họ lại phát huy phẩm chất tốt đẹp của người lính năm xưa, dồn tâm sức, phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nguồn tin: Bài, ảnh: Quang Hưng - Báo ĐBP

Các tin tức khác:
  • Điện Biên Đông tổ chức Hội thi giao lưu "Tiếng Việt của chúng em" cho học sinh dân tộc thiểu số năm học 2024 - 2025. (23/12/2024 )
  • Huyện Điện Biên Đông đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) (23/12/2024 )
  • Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Điện Biên Đông khóa VI- đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thăm và tặng quà hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (23/12/2024 )
  • Quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung Ương, của Tỉnh Ủy về tổng kết thực hiện nghị quyết số 18 (19/12/2024 )
  • Giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2024 (12/12/2024 )
  • Tập huấn công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024 (12/12/2024 )
  • Tổ chức lớp bồi dưỡng, nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng năm 2024 (12/12/2024 )
  • Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 (10/12/2024 )
  • Điện Biên Đông đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết chuyên đề (10/12/2024 )
  • Hội Cựu chiến binh huyện Điện Biên Đông tổ chức Toạ đàm Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1998 – 06/12/2024) và Tổng kết công tác Hội năm 2024 (10/12/2024 )
  • Trang:
    1-10 of 2122<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang