Rộn ràng Chợ phiên vùng cao

Thời gian đăng: 13/09/2023 17:38:47 PM

Nhằm lưu giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc gắn văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, huyện Điện Biên Đông đã khai trương và đi vào hoạt động Chợ phiên Keo Lôm - Chợ phiên đầu tiên trên địa bàn huyện. Những nét văn hóa đặc sắc các dân tộc hoà quyện với điệu múa, câu hát, tiếng khèn ngân vang làm cho không khí chợ phiên thêm rộn ràng, náo nhiệt.

z4672786097864_ff458e133c2418def104877f9deb8ea0.jpg

Chợ phiên Keo Lôm được đặt ở đỉnh Chóp Ly, đèo Keo Lôm, dọc trục Quốc lộ 12 nên có vị trí khá thuận tiện cho giao lưu, mua bán, gặp gỡ. Vị trí này cũng là điểm đến yêu thích với nhiều du khách thập phương ưa khám phá, trải nghiệm ngắm biển mây bồng bềnh và huyền ảo. Người đến chợ cũng đủ các lứa tuổi, từ già đến trẻ, đặc biệt là có nhiều nam nữ thanh niên. Những bà mẹ, những người vợ đi chợ để mua sắm. Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn... Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi, đầy sắc màu. Trong ngày khai hội chợ phiên, từ sáng sớm nam nữ người Mông đã lựa chọn bộ trang phục đẹp nhất, sắc màu sặc sỡ nhất để cùng nhau xuống chợ vui chơi, mua sắm và thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị dân tộc. Hay đơn thuần chỉ là để lưu lại những bức ảnh đẹp kỉ niệm. Ngay lối vào chợ phiên là các gian hàng bán và cho thuê trang phục dân tộc Mông. Những gam màu sáng chủ đạo thêm các họa tiết trên áo và mũ được thêu dệt công phu tạo nên sức hấp dẫn, thu hút nhiều người tham quan, mua sắm. Với các tiểu thương người Mông, đưa váy áo xuống chợ không chỉ đơn thuần là kinh doanh mà hơn hết đó là cách quảng bá, giới thiệu trang phục, nét văn hóa dân tộc đến bạn bè, du khách.

 anh-cho-5.jpg

Chợ phiên Keo Lôm quy tụ 14 gian hàng gồm: Gian trưng bày và bán sản phẩm OCOP, nông sản, thủ công mỹ nghệ; khu gian hàng ẩm thực, gian hàng giới thiệu nghề truyền thống văn hóa các dân tộc của địa phương và gian hàng thương mại dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã. Các sản phẩm OCOP đặc trưng tiêu biểu của Điện Biên Đông như: Bí xanh Tìa Dình, Khoai sọ Phì Nhừ, lạc đỏ Na Son, nếp tan Luân Giói, lợn cắp nách, gà đồi; các loại thảo mộc, thảo dược, dụng cụ lao động.v.v…được người dân đưa xuống chợ phiên để bày bán, quảng bá tới du khách gần xa.  Chợ phiên Keo Lôm được họp vào thứ 7 hằng tuần và được kỳ vọng là nơi giao lưu, trao đổi, buôn bán hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, tạo đà giúp các xã, thị trấn phát triển kinh tế. Trong định hướng phát triển du lịch, huyện Điện Biên Đông xác định: Việc tổ chức và duy trì thường xuyên chợ phiên vùng cao hứa hẹn sẽ là điểm nhấn thu hút khách du lịch thập phương trong hành trình khám phá cảnh sắc, văn hóa của người dân bản địa. Từ đó kích cầu, quảng bá du lịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Ông Mùa A Vảng - Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Điện Biên Đông cho biết: “Việc phát triển phiên chợ vùng cao gần như là xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội ở vùng cao. Khi việc giao lưu trao đổi hàng hóa rất là thiếu các điều kiện chợ cho người dân sinh hoạt, trao đổi, buôn bán. Chúng tôi kỳ vọng khi chợ Keo Lôm đi vào hoạt động sẽ được sự hưởng ứng tích cực của bà con nhân dân trong huyện và ngoài địa bàn vào để trao đổi, giao lưu hàng hóa phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội của người dân. Đây không chỉ đơn thuần buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm để du khách đến tham quan, thưởng thức các tiết mục văn nghệ vào thứ 7 hằng tuần, góp phần phát triển du lịch trên địa bàn huyện ĐBĐ”.

Dù mới mở những phiên chợ đầu tiên nhưng lượng khách đến với Keo Lôm đã rất đông. Bởi chợ là bức tranh thu nhỏ đời sống văn hóa, tập quán sinh hoạt và sản xuất của đồng bào các dân tộc. Chợ phiên - Một nét đẹp văn hóa không thể nào trộn lẫn và cũng là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân trên địa bàn và cũng là nơi cất giữ cả một kho tàng văn hóa ẩm thực, trang phục vô cùng thú vị.

Dưới đây là một vài hình ảnh về phiên chợ:

anh-pc2.jpganh-cho-4.jpganh-cho-3.jpg

Nguồn tin: Nguyễn Thịnh - huyện Điện Biên Đông

Các tin tức khác:
  • Điện Biên Đông: Hội nghị BCH Đảng bộ huyện khoá VI thực hiện công tác quy hoạch cán bộ (26/06/2024 )
  • Tổ đại biểu của HĐND huyện tiếp xúc cử tri tại xã Chiềng Sơ và xã Mường Luân. (25/06/2024 )
  • Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Điện Biên Đông tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn tín dụng chính sách cho Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) và Trưởng thôn các thôn bản xã Pu Nhi. (24/06/2024 )
  • Đoàn thanh niên xã Háng Lìa: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội góp phần giảm nghèo bền vững (24/06/2024 )
  • Hội CCB huyện Điện Biên Đông đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (24/06/2024 )
  • Tập huấn kỹ thuật các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong sản xuất lúa vụ Mùa năm 2024 (24/06/2024 )
  • Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cấp phát vắc xin tiêm phòng cho gia súc vụ Xuân hè trên địa bàn huyện (24/06/2024 )
  • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Điện Biên Đông lần thứ IV năm 2024 thành công tốt đẹp (24/06/2024 )
  • Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Điện Biên Đông viếng nghĩa trang dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ (24/06/2024 )
  • Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện (20/06/2024 )
  • Trang:
    51-60 of 1855<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang