Triển khai tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc năm 2024
Để đảm bảo công tác tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc và triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế đối với các hộ chăn nuôi; UBND huyện ban hành Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 28/3/2024 về kế hoạch triển khai tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho gia súc trên địa bàn huyện từ nguồn vốn hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh với tổng số 91.490 liều.
Kế hoạch nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi (trâu, bò, lợn) phòng, chống lại một số bệnh truyền nhiễm, góp phần bảo vệ và phát triển gia súc trên địa bàn huyện; Hướng dẫn, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi để chủ động chấp hành tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh gia súc.
Thời gian tiêm phòng: Tổ chức tiêm phòng 02 đợt trong năm cụ thể: Đợt 1 (vụ Xuân - Hè): Dự kiến tiêm vào tháng 5, tháng 6; Đợt 2 (vụ Thu - Đông): Dự kiến tiêm vào tháng 11, tháng 12.
Phạm vi tiêm phòng: Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu, bò, lợn của 14/14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đối tượng tiêm phòng: Tiêm Vắc xin Nhiệt thán trâu, bò: Tiêm cho trâu, bò vùng nguy cơ cao, vùng ổ dịch cũ tại xã Pú Hồng; tiêm phòng 01 lần/năm; Tiêm Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò: Tỷ lệ tiêm đạt từ 80% tổng đàn trở lên; tiêm phòng 02 lần/năm; Tiêm Vắc xin Dịch tả lợn cổ điển: Tỷ lệ tiêm đạt từ 80% tổng đàn trở lên; tiêm phòng 02 lần/năm.
Lực lượng trực tiếp tiêm phòng: Nhân viên thú y cấp xã, huy động những người có chuyên môn và có chứng chỉ hành nghề, những người đã qua đào tạo tập huấn tiêm phòng.
Kinh phí thực hiện bao gồm: Kinh phí mua vắc xin do Ngân sách tỉnh cấp; Kinh phí tổ chức triển khai thực hiện tiêm phòng: Sử dụng ngân sách của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc và xử lý các tình huống phát sinh trong tiêm phòng, bao gồm: Công tiêm phòng, phụ cấp; kinh phí mua vật tư, bảo hộ lao động, dụng cụ tiêm phòng, kinh phítiêu hủy vỏ lọ vắc xin; kinh phí hỗ trợ rủi ro sau tiêm phòng (nếu có) và các chi phí khác có liên quan (theo Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 29/02/2024 của UBND huyện Điện Biên Đông).
UBND huyện giao nhiệm vụ cho các phòng ban liên quan sau khi tiếp nhận vắc xin đủ số lượng, đúng chủng loại tiến hành phân bổ cho các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tác dụng, hiệu quả của công tác tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, tăng cường vận động người chăn nuôi tích cực hưởng ứng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Hướng dẫn tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảm tiến độ thời gian tiêm phòng và an toàn cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng. Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành. Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm phòng về UBND huyện và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên theo quy định. Yêu cầu UBND các xã, thị trấn sau khi tiếp nhận vắc xin phải quản lý, sử dụng vắc xin được cấp theo đúng quy định, căn cứ vào số lượng đàn gia súc và tình hình thực tế tại địa phương để bố trí số lượng người trực tiếp tiêm phòng của mỗi xã, thị trấn cho phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện hoạch và chất lượng tiêm phòng, không tiêm phòng dàn trải, kéo dài; đẩy mạnh công kế tác tuyên truyền các hộ chăn nuôi nắm bắt cụ thể chủ trương, chỉ đạo và thực hiện việc tiêm phòng các loại vắc kịp thời, hiệu quả. Các hộ chăn nuôi cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc của gia đình theo quy định. Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng cho đàn gia súc của xã, thị trấn và các bản để thực hiện theo đúng kế hoạch./.
Nguồn tin: Dương Mai