Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc Lào Mường Luân, Điện Biên Đông

Thời gian đăng: 25/09/2024 07:41:08 AM

Trong các nghi lễ nông nghiệp, Lễ mừng cơm mới (kin khẩu hó) là một trong những nghi lễ có ý nghĩa quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Lào ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông. Nghi lễ này hàm chứa những giá trị văn hóa tâm linh độc đáo theo tín ngưỡng dân gian, thể hiện sự tôn vinh cây lúa nói riêng và nông sản nói chung, đồng thời nhằm tạ ơn các vị thần linh đã che chở, phù hộ được mưa thuận gió hòa, sản xuất thuận lợi, người người khỏe mạnh, bình an.

Dân tộc Lào sinh sống tập trung ở một số bản của xã Mường Luân của huyện Điện Biên Đông. Là dân tộc còn lưu giữ nhiều phong tục và nét văn hóa truyền thống. Đối với người Lào, lễ mừng cơm mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, với tấm lòng thành kính biết ơn tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho các gia đình, dòng họ trong suốt quá trình gieo trồng. Lễ mừng cơm mới của người Lào có tên là Kin khảu hó, nghĩa là ăn cơm gói, người Lào chọn những bông lúa đầu tiên chuẩn bị chín vàng để làm món cơm cốm (tiếng Lào gọi là Khẩu hang) đây là lễ vật không thể thiếu trong Lễ mừng cơm mới của người Lào để dâng lên ông bà, tổ tiên và các vị thần linh để tạ ơn, đồng thời đánh dấu kết thúc vụ mùa, làm lụng vất vả, bà con có dịp gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỏi thăm sức khỏe để chuẩn bị tâm thế bước sang vụ mới.

ML-l-1t9.jpg

Để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng này, tại thời điểm trước đó một tuần, các gia đình tự phân công cho các thành viên tranh thủ tìm kiếm các đồ lễ khác cho mâm cúng. Trước đây, đàn ông thường rủ nhau vào rừng săn bắt các loại chim, sóc, dế mèn, sâu măng, cá suối.... sản phẩm săn bắt được lấy thịt, sấy khô, cất lên gác bếp để chuẩn bị cho ngày làm lễ cơm mới. Quả để bày mâm cúng rất nhiều nhưng chỉ chọn loại quả nào sai quả, hoặc có nhiều hạt để tượng trưng, mong muốn cho mùa màng sẽ bội thu, cây cối sai quả như: Quả ổi, bầu, bí, mướp, nhãn, dâu da xoan, chuối, mía… bầu, bí, mướp được cắt thành miếng, xôi chín, các loại quả khác được rửa sạch, cắt hai đầu hoặc bẻ đôi ra. Các loại thực phẩm gồm: một con gà, một con vịt luộc chín, chặt thành từng miếng nhỏ; các loại côn trùng có những đặc trưng về ưu điểm như ẩn nấp tốt, chăm chỉ, hoặc có sức sinh sản cao: dế mèn, nhái, ếch, cá trê, ong non… được xôi, sấy khô, cắt thành từng miếng, con ong non đồ chín.

 ML-l-2-t9.jpg

Đồng bào quan niệm, đến ngày tổ chức có mâm lễ càng đầy, càng nhiều sản vật thì càng thể hiện được sự no đủ, phát đạt của gia đình. Tất cả các thực phẩm đều được làm chín bằng cách đồ, nướng, hấp hoặc luộc chín. Sau khi chuẩn bị xong, những người phụ nữ trong gia đình sẽ cùng nhau gói các gói cơm mới (khẩu hó), bao gồm 2 loại xôi là xôi thường và xôi cốm cùng các loại thịt vào trong lá rong rồi gói lại. Tùy theo số lượng con cháu trong nhà, mà gói khẩu hó được chuẩn bị nhiều hay ít, thường là từ 30 đến 60 gói. Sau đó, họ bày biện tất cả thực phẩm đã chuẩn bị lên mâm cúng sao cho đẹp mắt. Chủ nhà sẽ thay mặt gia đình trịnh trọng khấn mời tổ tiên về hưởng thụ những sản vật mà con cháu thu hái, kiếm được sau một năm làm lụng vất vả, đồng thời cầu mong phù hộ độ trì cho con cháu được an lành, mạnh khỏe, trồng trọt bội thu, chăn nuôi sinh sôi phát triển.

ML-l-3-t9.jpg

Khi cúng xong, gia đình dọn cơm để mời khách, ăn mừng. Trong mâm cơm, ngoài gia chủ, con cháu, họ hàng về đoàn tụ còn có khách mời là bạn bè, hàng xóm. Mọi người cùng nâng chén rượu và gửi tới nhau lời chúc sức khỏe, may mắn trong cuộc sống; làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu. Trong các ngày diễn ra Lễ mừng cơm mới, các gia đình luân phiên đến nhà nhau để chúc tụng và ăn mừng cơm mới tạo nên sự đoàn kết, hân hoan cho cả bản.Cũng tại Lễ mừng cơm mới, mọi người cùng chung vui với các trò chơi dân gian, cùng múa những điệu lăm vông truyền thống của dân tộc.

Lễ mừng cơm mới của người Lào không chỉ là dịp gia đình, họ hàng, bạn bè sum vầy, đoàn kết, chúc nhau những điều tốt đẹp; tỏ lòng biết ơn các thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho mọi người sức khỏe, mùa màng tươi tốt, mà còn là dịp để nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây chính là nét nét văn hóa đặc trưng này cần được bảo tồn và lưu giữ để tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp./.

Nguồn tin: Lan Anh, Điện Biên Đông

Các tin tức khác:
  • Điện Biên Đông tuyên dương, khen thưởng cho học sinh và giáo viên năm học 2023 – 2024 (21/05/2024 )
  • Đoàn công tác của huyện ủy Điện Biên Đông thăm và làm việc với Quận Ba Đình (16/05/2024 )
  • Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát tại huyện Điện Biên Đông (16/05/2024 )
  • Hội CCB huyện Điện Biên Đông tổ chức Hội nghị giao ban tại Cụm thi đua số 02 (15/05/2024 )
  • Ủy Ban MTTQ Việt Nam huyện khóa VI tổ chức hội nghị lần thứ 13 (15/05/2024 )
  • HĐND huyện sát về Việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo tại xã Xa Dung. (15/05/2024 )
  • Pu Nhi phát huy hiệu quả Chỉ thị 40/CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. (14/05/2024 )
  • Thường trực Huyện ủy khen thưởng đột xuất cho Công an huyện phá thành công chuyên án ma túy (14/05/2024 )
  • Điện Biên Đông lũ ống làm sập 1 nhà tại bản Suối Lư xã Phì Nhừ (10/05/2024 )
  • Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật trên địa bàn xã Luân Giói. (10/05/2024 )
  • Trang:
    391-400 of 2096<  ...  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang