Phòng, chống tà đạo: Nhìn từ Ðiện Biên Ðông

Thời gian đăng: 10/09/2019 08:55:36 AM

Bài 1: Diễn biến phức tạp Những năm qua, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cả tin của một bộ phận người dân trên địa bàn huyện Ðiện Biên Ðông, những đối tượng xấu đã tuyên truyền, xúi giục bà con theo đạo trái pháp luật. Những tà đạo này hoạt động mang màu sắc tôn giáo nhưng trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, mê tín dị đoan, phản khoa học; các tà đạo đều lợi dụng một số tôn giáo chính thống (chủ yếu là Tin lành), tuy nhiên đối tượng cầm đầu cải biên, thêm bớt một số nội dung giáo lý, xuyên tạc Kinh thánh… Với sự nhẹ dạ, cả tin nhiều người không phân biệt được đúng sai đã tin theo, bị kích động làm những điều trái đạo lý, truyền thống dân tộc và các chuẩn mực xã hội, gây chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc thậm chí chống phá chính quyền.

Một buổi tuyên truyền về phòng chống tà đạo tại bản Háng Trợ, xã Pú Nhi (huyện Ðiện Biên Ðông).

Lợi dụng niềm tin, nhận thức hạn chế

Lật giở cuốn sách “10 tôn giáo lớn trên thế giới”, ông Vừ A Bằng, Bí thư Huyện ủy Ðiện Biên Ðông liệt kê cho chúng tôi về các tôn giáo lớn đã và đang tồn tại trong lịch sử loài người. Bấy lâu nay, ông Bằng vẫn coi cuốn sách này như một “cẩm nang” bởi nhờ đó ông hiểu kỹ hơn về lịch sử ra đời, nội dung giáo lý và những nghi thức của các tôn giáo. Ông Vừ A Bằng chia sẻ: Tôn giáo chính thống là một sản phẩm văn hóa của loài người. Trong đời sống xã hội, tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy dân tộc. Bất kỳ một tôn giáo chính thống nào, mục đích đều hướng con người đến cái đẹp, cái thiện, cái cao cả vì lợi ích cộng đồng. Trước đây, khi địa bàn huyện chưa xuất hiện hoạt động của các tà đạo, đời sống tâm linh của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số theo tín ngưỡng dân gian truyền thống. Cho đến những năm 1987, tà đạo “Vàng Chứ” bắt đầu xâm nhập vào xã Phì Nhừ. Các đối tượng xấu đã lôi kéo, kích động một bộ phận người dân thành lập “Nhà nước Mông”. Do nhiều người phản đối nên hoạt động này chuyển sang đạo Tin lành và nhanh chóng phát triển, hoạt động quy củ hơn. Lợi dụng lòng tin của người dân, những đối tượng xấu đã xuyên tạc giáo lý chính thống để tuyên truyền, lôi kéo một bộ phận tín đồ thiếu hiểu biết tham gia vào tổ chức. Ðến nay, trên địa bàn huyện hoạt động tôn giáo diễn ra tại 12 xã, 89 bản với 716 hộ, 3.623 khẩu; song chủ yếu tập trung tại 2 xã: Pú Nhi và Pú Hồng, đây cũng là điểm “nóng” của tà đạo “Ðức Chúa Trời mẹ” và “Giê Sùa”.

Chúng tôi đến Pú Nhi - một trong 2 điểm “nóng” về tà đạo của Ðiện Biên Ðông. Anh Sùng A Anh, Phó trưởng Công an xã Pú Nhi cho biết: Tháng 6/2018, tà đạo “Ðức Chúa Trời Mẹ” xuất hiện trở thành điểm “nóng” ở xã mà nổi cộm nhất là đối tượng Sùng A Thái làm trưởng nhóm của 9 hộ, 48 tín đồ ở bản Pú Nhi D. 100% tín đồ đều là người dân tộc Mông, không có nghề nghiệp ổn định, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào làm nương, nhận thức còn hạn chế nên dễ bị lôi kéo, lợi dụng.

Trước diễn biến phức tạp về tà đạo và tội phạm ma túy, Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh triển khai Kế hoạch số 750 về chuyển hóa địa bàn phức tạp tại huyện Ðiện Biên Ðông. Gần 100 cán bộ các ban, ngành, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và cơ sở đã tham gia cuộc vận động củng cố địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy trong thời gian 9 tháng tại 3 xã (trong đó có Pú Nhi). Tuy nhiên, hết thời gian thực hiện kế hoạch thì tà đạo này lại tái hoạt động.

Những diễn biến khó lường của một số tà đạo đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn huyện, như: Tranh chấp đất đai, di cư tự do, xuất nhập cảnh trái phép, mua bán và sử dụng trái phép các chất ma túy, tệ nạn xã hội có diễn biến và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Từ đầu năm 2019 đến nay, Ðiện Biên Ðông có 25 hộ, 119 người di cư tự do đến các nước: Myanmar, Lào và một số tỉnh trên cả nước; phát hiện 119 trường hợp xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, Lào. Trên địa bàn xảy ra hàng loạt các hoạt động chia tách, ly khai tranh giành tín đồ; chuyển đổi tổ chức, hệ phái của chức sắc, chức việc; các hoạt động tuyên truyền đạo trái phép của các loại tà đạo. Nổi bật trong số đó là tà đạo “Giê Sùa”, một điểm nhóm Tin lành Tư gia được hình thành có nguồn gốc từ đạo “Giê Sùa” và những biểu hiện quay lại “Hội thánh Ðức Chúa Trời Mẹ” của điểm nhóm Tin lành Tư gia…

Chuyển biến tích cực

Trước diễn biến phức tạp của tà đạo trên địa bàn huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy Ðiện Biên Ðông đã căn cứ tình hình thực tế đã ban hành các văn bản, chỉ thị và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; cụ thể hóa từng nội dung phù hợp với địa bàn, trong đó chú trọng 2 xã Pú Nhi và Pú Hồng. Trung tá Hoàng Văn Hải, Phó trưởng Công an huyện Ðiện Biên Ðông cho biết: Cùng với phổ biến, tuyên truyền đến nhân dân các dân tộc Luật Tín ngưỡng tôn giáo, huyện lồng ghép nội dung tuyên truyền vào sinh hoạt của tổ chức hội, đoàn thể và hoạt động chính trị, văn hóa cấp cơ sở. Ðồng thời, hướng dẫn các chức sắc, chức việc tại các điểm nhóm đạo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định của Luật Tín ngưỡng tôn giáo. Hàng tuần, hàng tháng, Ban Chỉ đạo 160 của huyện giao ban nắm tình hình hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn, kịp thời báo cáo, tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra ở từng địa bàn. Ðiển hình là lực lượng an ninh (thành viên Ban Chỉ đạo 160), trên cơ sở cắm, nắm địa bàn khi phát hiện các dấu hiệu của các đối tượng đến địa bàn tuyên truyền đạo trái pháp luật thì gặp gỡ, phân tích, trao đổi và đưa ra khỏi địa bàn.

Ðến nay, trên địa bàn huyện Ðiện Biên Ðông có Phật giáo tại 2 xã, 2 bản với 5 hộ, 18 khẩu (100% dân tộc Kinh); Công giáo có tại 1 xã, 2 bản với 5 hộ, 26 khẩu (100% dân tộc Kinh); đạo Tin lành có tại 11 xã, 88 bản với 696 hộ, 3.531 khẩu theo 7 hệ phái khác nhau, với 47 điểm nhóm sinh hoạt (chủ yếu là dân tộc Mông); tà đạo “Hội thánh của Ðức Chúa Trời Mẹ” xuất hiện tại 2 xã, 5 bản với 10 hộ, 48 khẩu, 1 điểm nhóm (100% dân tộc Mông). Hoạt động tôn giáo của đạo Công giáo và Phật giáo ổn định. Còn lại diễn biến phức tạp ở các hoạt động tôn giáo trái pháp luật.

Tùy thuộc vào tổ chức, hệ phái Tin lành quy định ngày sinh hoạt tôn giáo vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật hàng tuần để tập trung tín đồ hát Thánh ca, đọc Kinh thánh và cầu nguyện. Theo số liệu thống kê, số người theo tôn giáo hiện nay không tăng nhưng tăng số điểm, nhóm sinh hoạt tôn giáo (tăng 11 điểm, nhóm so với cùng kỳ năm 2018). Nguyên nhân là do những năm qua, công tác đấu tranh, ngăn chặn và loại bỏ một số tà đạo như: “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”, “Hội Thánh Ðức Chúa Trời Mẹ”, “Pháp luân công”… được các cấp, các ngành trên cả nước thực hiện quyết liệt, trong đó có sự vào cuộc của một số tổ chức tôn giáo lớn có tư cách pháp nhân. Từ đó, các tổ chức, hệ phái đạo Tin lành đã có những chấn chỉnh đáng kể tại các hội thánh địa phương, dẫn tới việc hình thành các điểm nhóm mới để ổn định sinh hoạt tôn giáo tập trung nhằm tránh bị lôi kéo vào các tà đạo và nhóm Tin lành cực đoan.

Bài 2: Mềm dẻo nhưng cương quyết mới thành công

Mai Phương

Nguồn tin: baodienbienphu.info.vn

Các tin tức khác:
  • Sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Quân sự tỉnh với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy (22/08/2023 )
  • Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường thăm các gia đình chính sách tại Điện Biên Đông (22/08/2023 )
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô làm việc với huyện Điện Biên Đông (22/08/2023 )
  • Đoàn giám sát của Hội CCB huyện giám sát các xã: Mường Luân, Chiềng Sơ và Nong U (21/08/2023 )
  • 48 VĐV tham gia giải cầu lông chào mừng Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy quân sự tỉnh với các huyện, thị, thành ủy (21/08/2023 )
  • Ban Dân tộc HĐND huyện giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, giai đoạn 2021- 2023 (18/08/2023 )
  • Lãnh đạo UBND huyện Điện Biên Đông thăm và làm việc với xã Phình Giàng (18/08/2023 )
  • Khai giảng lớp bồi dưỡng lí luận chính trị cho Đảng viên mới khóa XII (18/08/2023 )
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng năm 2023 (18/08/2023 )
  • 16/26 chỉ tiêu thành phần đã đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa VI đã đề ra (15/08/2023 )
  • Trang:
    851-860 of 2096<  ...  81  82  83  84  85  86  87  88  89  90  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang