Tháp Mường Luân - Điểm đến của du khách

Thời gian đăng: 07/07/2023 10:05:24 AM

Mỗi vùng đất đều có dấu ấn kiến trúc, nghệ thuật đặc trưng của người dân, thể hiện văn hóa, phong tục, tập quán vùng đất họ sinh sống. Kiến trúc, nghệ thuật của các công trình xây dựng cũng giới thiệu được phong cách nghệ thuật của từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tháp Mường Luân có tên gọi theo tiếng địa phương là “Thát Mướng Luân”. “Thát” còn có nghĩa là (tháp), còn “Mướng Luân” có nghĩa là Mường Luân tên địa danh của bản. Tháp Mường Luân thuộc địa phận bản Mường Luân, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là công trình kiến trúc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.

Theo những cụ bô lão ở đây kể lại, không biết chính thức Tháp được xây dựng từ khi nào? Tương truyền rằng từ thế kỷ XVI khu vực này là cả một vạt rừng nguyên sinh được dòng Sông Mã nước trong vắt quanh năm ôm trọn. Người dân ở cách xa và cũng chưa ai đến đây bao giờ. Vào một hôm trời mưa to, gió lớn không thấy con lợn nái về nhà, trưởng bản vào rừng lần theo vết chân lợn đi tìm mấy ngày thì thấy lợn đẻ tại chân Tháp. Điều kỳ lạ lợn được chủ đưa về nhưng cứ vài hôm lại bỏ nhà ra Tháp ở. Sự việc lặp lại nhiều lần, các cụ trong bản bảo đây là mảnh đất linh thiêng, đó là ý của thần linh nên cả bản không cho tìm nữa. Từ đó người dân phát hiện ra ngôi Tháp bề thế tựa sơn, đạp thủy xuôi theo dòng Sông Mã. Mỗi năm, trước Tết âm lịch của người Kinh khoảng 5 ngày, thầy cúng sẽ chọn ngày tốt để làm lễ cúng thần linh. Chuẩn bị cho lễ cúng, người dân góp tiền mua 1 con trâu đực to, do thầy cúng chọn, rồi mang ra khu tháp mổ ở đó và đợi trời tối thì làm lễ. dl.jpg

Tháp được dựng trước một ngôi chùa có tên là “Vạt”. “Vạt” tiếng địa phương có nghĩa là (chùa). Chùa ngự ngay dưới chân Tháp nhưng qua thời gian đã bị đổ nát, rêu phong. Hình dáng của tháp cùng những nét hoa văn trang trí không giống bất kỳ cây Tháp nào hiện có ở Việt Nam.  Đây là một kiến trúc đặc biệt, do vậy Tháp Mường Luân góp phần không nhỏ cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu các tháp cổ tại Việt Nam. Tháp được xây dựng bằng nguyên liệu gạch, vôi, vữa, cát và mật mía. Gạch để xây tháp gồm 2 loại, gạch vồ và gạch chỉ, xây dựng theo hình bút tháp thân vuông, dưới to lên trên nhỏ dần, Tháp có tổng chiều cao là 15m, được bố cục chia làm 3 phần chính: Chân Tháp hình vuông vững chãi cao 1m (không trang trí hoa văn), phía ngoài cùng để hành lang rộng du khách có thể đi lại quanh Tháp. Thân Tháp xây hình ống vuông, xây đặc phần dưới to, lên trên nhỏ dần. Ngọn Tháp được chia làm hai phần không trang trí hoa văn, ở giữa phình to, hai đầu thóp lại giống hình quả trám, giữa hai phần của ngọn Tháp và trên cùng của ngọn Tháp cũng được thể hiện trang trí hoa văn họa tiết như phần trên của thân Tháp nhưng được thu nhỏ để tạo vẻ thanh thoát, mềm mại cho toàn bộ bố cục của Tháp. Tất cả họa tiết, hoa văn trang trí trên Tháp Mường Luân đều được làm bằng đất nung màu đỏ tươi, xen lẫn màu xám trắng, xám nâu và xám đen tạo cho tháp thêm cổ kính nhưng lại nổi bật trên nền xanh thẫm thể hiện sự no ấm của núi rừng Tây Bắc.

Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Mường Luân hiện đã được Bộ Văn hóa, Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 09 tháng 02 năm 1981. Tháp Mường Luân là một di sản văn hóa cổ của dân tộc Lào hiện đang tồn tại nơi vùng núi Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Là một công trình kiến trúc có giá trị về mặt nghệ thuật rất lớn, thông qua di tích sẽ giúp các nhà nghiên cứu và khách tham quan tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nghệ thuật kiến trúc cổ, hiểu được ý tưởng và mong ước của cha ông đã gửi gắm vào những đường nét miêu tả trong kiến trúc, hiểu được những thành quả lao động rất nghiêm túc của cha ông để tạo ra những công trình lịch sử văn hóa cho con cháu mai sau.

dl2.jpg

Du khách có chuyến tham quan Di tích chiến trường Điện Biên Phủ, ngược dòng Nậm Rốm về phía Đông chừng 70 km để thưởng ngoạn du thuyền hồ thủy điện Sông Mã thưởng thức cá suối nướng với rau rừng. Hết khoảng 3 giờ đồng hồ du thuyền sông nước, du khách lại tiếp tục xuôi đường đến mỏ nước khoáng Mường Luân. Sau khi uống và tắm nước khoáng miễn phí cho tâm hồn thanh tịnh lúc đó sẽ vào chiêm ngưỡng Tháp Mường Luân. Ai đã từng lên Điện Biên mà chưa đến nơi đây thì Tháp Mường Luân chính là điểm đến hấp dẫn của du khách./.

Nguồn tin: Giai Tuệ

Các tin tức khác:
  • DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG (16/04/2024 )
  • BÁO CÁO Tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; phương hướng nhiệm vụ năm 2024 (số liệu tính từ 01/01/2022-31/12/2023) (16/04/2024 )
  • Tổ chứcTập huấn dự án “Chắp cánh Stem và Elearning” cho giáo viên tiểu học và THCS (15/04/2024 )
  • Khám bệnh, phát thuốc và tặng quà cho học sinh nghèo xã Tìa Dình huyện Điện Biên Đông (15/04/2024 )
  • Cục hậu cần quân chủng Hải quân tặng nhà tình nghĩa trên địa bàn huyện Điện Biên Đông (15/04/2024 )
  • Hội nghị giao ban ủy thác giữa Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện với các đoàn thể huyện Điện Biên Đông kỳ I năm 2024 (12/04/2024 )
  • Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ huyện: Kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội MTTQ cấp xã, nhiệm kỳ 2024-2029 (12/04/2024 )
  • Hội Cựu chiến binh xã Mường Luân tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước (12/04/2024 )
  • Thư chúc Mừng của Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam Nhân ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2024) (11/04/2024 )
  • Nông dân huyện Điện Biên Đông tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa Đông xuân năm 2024 (11/04/2024 )
  • Trang:
    461-470 of 2100<  ...  42  43  44  45  46  47  48  49  50  51  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang