Chậm phối hợp, đền bù thiệt hại cho người dân

Thời gian đăng: 21/06/2019 15:12:09 PM

ĐBP - 2 trận mưa lớn ngày 1/6 và 3/6 làm nước hồ Nhà máy Thủy điện Na Son (do Công ty cổ phần Power Electric làm chủ đầu tư) trên địa bàn xã Na Son (huyện Ðiện Biên Ðông) dâng cao, làm gần 2ha lúa vụ chiêm xuân năm 2019 của người dân bị ngập úng, thiệt hại và hàng chục ngôi nhà bị ngập nước. Chính quyền xã Na Son đã liên hệ với lãnh đạo Nhà máy Thủy điện Na Son yêu cầu sớm thống kê, đền bù thiệt hại cho người dân nhưng không nhận được thiện chí hợp tác.

                                            

Gia đình ông Quàng Văn Cắm, bản Na Phát A, xã Na Son bị thiệt hại gần 2.000m2 lúa.

Theo thống kê của UBND xã Na Son, có 27 hộ dân thuộc 3 bản: Na Phát A, Na Phát B và Na Phát C bị ảnh hưởng, thiệt hại về lúa nước và nhà cửa từ việc dâng nước lòng hồ Thủy điện Na Son. Theo đó 12 hộ dân bị thiệt hại về lúa với tổng diện tích gần 2ha, trong đó có 1ha lúa bị mất trắng và 15 hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở. Ông Quàng Văn Cắm, bản Na Phát B, xã Na Son cho biết: Vụ chiêm xuân 2019, gia đình tôi gieo cấy 2.000m2 lúa ruộng. Ngày 1/6, đúng thời điểm lúa gần được thu hoạch thì mưa lớn xảy ra, nước lòng hồ nhà máy thủy điện dâng cao làm ngập úng toàn bộ diện tích lúa, khiến gia đình không kịp thu hoạch. Nước chưa kịp rút thì đến ngày 3/6, nước lòng hồ lại tiếp tục dâng cao. Do nước lũ lớn nên hầu hết diện tích lúa bị cuốn trôi, vùi lấp.

Cùng tình cảnh 15 hộ dân khác bị ảnh hưởng, thiệt hại về nhà cửa do nước lũ, anh Lò Văn Thoạn, bản Na Phát C cho biết: “Cả 2 lần nước tràn vào nhà đều xảy ra trong thời điểm 2 - 3 giờ sáng. Nhà tôi bị nước ngập đến 50cm; lần ngập thứ 2 (ngày 3/6) cao hơn lần trước, khiến cả gia đình lo lắng, không dám ngủ. Trước đây, khi chưa xây dựng Nhà máy Thủy điện Na Son, dù có mưa lũ lớn thì nước cũng chưa bao giờ ngập vào nhà. Từ khi thủy điện xây dựng và đi vào hoạt động đến nay, mới trận mưa đầu mùa đã làm nhiều nhà dân trong bản bị ngập úng”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Quàng Văn Nọi, Trưởng bản Na Phát C cho biết: Na Phát C là bản bị ảnh hưởng nặng nhất về diện tích lúa cũng như nhà cửa. Trong đợt ngập úng vừa qua, bản có 10/15 hộ gia đình của toàn xã bị nước tràn vào nhà. May mắn là không thiệt hại về người thế nhưng cứ tiếp tục thế này thì người dân không thể yên tâm. Khi thực hiện thu hồi, đền bù đất để xây dựng Nhà máy Thủy điện Na Son, đơn vị chủ đầu tư đã cam kết việc tích nước của lòng hồ thủy điện sẽ không ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất và nhà ở người dân sống xung quanh nhưng thực tế thì ngược lại.

Việc dâng nước lòng hồ thủy điện đã làm ảnh hưởng, thiệt hại không nhỏ đời sống và sản xuất của nhiều hộ dân. Thế nhưng, chủ đầu tư lại chậm trễ trong việc khắc phục, đền bù thiệt hại. Ông Lò Văn Thiện, Chủ tịch UBND xã Na Son bức xúc: Ngay sau 2 trận lũ xảy ra, chúng tôi đã thống kê mức độ thiệt hại về sản xuất cũng như nhà cửa; huy động lực lượng giúp những hộ dân bị ảnh hưởng, nhằm ổn định đời sống người dân. Ðồng thời, xã đã liên hệ với nhà máy thủy điện để phối hợp cùng khắc phục, đền bù thiệt hại cho người dân, tuy nhiên gọi điện nhưng họ không nghe máy, không hợp tác. Ðến ngày 5/6, phía nhà máy thủy điện mới cử cán bộ vào kiểm tra, đo đạc diện tích lúa, nhà cửa bị thiệt hại nhưng không đưa ra phương án đền bù, bồi thường. Ðến ngày 13/6, khi biết phóng viên các cơ quan báo chí có mặt tại nơi xảy ra sự việc, đại diện nhà máy thủy điện mới thông báo cho chính quyền xã sẽ vào kiểm tra, xem xét và hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho người dân. Theo đó, phương án bồi thường là hỗ trợ 90% đối với những diện tích lúa vụ chiêm xuân bị mất trắng và 70% đối với những diện tích còn lại. Dự kiến đến ngày 15/7 mới chi trả tiền cho người dân.

Cũng theo ông Thiện, để xảy ra sự việc như trên thì việc đền bù, bồi thường cho người dân là điều đương nhiên. Thế nhưng, trách nhiệm, sự phối hợp của công ty với chính quyền địa phương trong việc đo đạc, kiểm tra, nhằm hỗ trợ thiệt hại kịp thời cho người dân còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, công ty cần tính toán, xem xét phương án hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân có nhà bị ngập lụt do việc dâng nước của hồ thủy điện, để người dân yên tâm, ổn định cuộc sống và sản xuất.

Nguồn tin: Bài, ảnh: Văn Tâm - Báo Điện Biên Phủ

Các tin tức khác:
  • Huyện Điện Biên Đông tổng kết năm học 2022-2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2023-2024 (26/08/2023 )
  • Điện Biên Đông: Đánh giá tiến độ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo (25/08/2023 )
  • Điện Biên Đông: Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo (25/08/2023 )
  • Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 (24/08/2023 )
  • Sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Quân sự tỉnh với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy (22/08/2023 )
  • Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường thăm các gia đình chính sách tại Điện Biên Đông (22/08/2023 )
  • Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô làm việc với huyện Điện Biên Đông (22/08/2023 )
  • Đoàn giám sát của Hội CCB huyện giám sát các xã: Mường Luân, Chiềng Sơ và Nong U (21/08/2023 )
  • 48 VĐV tham gia giải cầu lông chào mừng Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy quân sự tỉnh với các huyện, thị, thành ủy (21/08/2023 )
  • Ban Dân tộc HĐND huyện giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, giai đoạn 2021- 2023 (18/08/2023 )
  • Trang:
    851-860 of 2100<  ...  81  82  83  84  85  86  87  88  89  90  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang