Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô

Thời gian đăng: 18/06/2024 10:37:41 AM

Năm 2024, trên địa bàn huyện đã gieo trồng được 2.250 ha cây ngô, cây đang trong giai đoạn từ 3-5 lá. Hiện tại sâu keo mùa thu đã xuất hiện gây hại rải rác tại một số xã như: Tìa Dình, Nong U, Phì Nhừ, Keo Lôm… trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm sâu keo mùa thu có nguy cơ bùng phát, gây hại ra diện rộng.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng, chống, sâu keo mùa thu hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất, bảo vệ an toàn năng suất, sản lượng. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên tuyền hướng dẫn người dân cách nhận biết và cần thực hiện biện pháp kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp như sau:

Thứ nhất, nhận biết về đặc điểm hình thái, sâu non sâu keo mùa thu có 6 tuổi, từ tuổi 3-6 có màu nâu xám -nâu sẫm với các sọc dọc thân. Trên đầu sâu non tuổi lớn nhìn rõ hình chữ Y ngược màu vàng, mặt lưng màu đen có lông cứng dài. Trên mặt lưng đốt bụng cuối có bốn chấm đen được sắp xếp thành hình vuông (trong khi các đốt khác có 4 chấm đen xếp thành hình thang). Sâu non mới gây hại trên cây trồng, với triệu chứng như sau: sâu non tuổi 1-2 ăn biểu bì ở mặt dưới của lá non gây ra các vết hình vuông hoặc hình chữ nhật màu trắng đặc trưng. Sâu non tuổi lớn hơn ăn khuyết lá, bẹ lá tạo thành các lỗ lớn. Về cây ký chủ, sâu keo mùa thu có thể ăn hơn 300 loài thực vật, bao gồm cả ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, cây rau, cà,... Tuy nhiên, sâu ưa thích nhất cây ngô, đặc biệt là ngô ngọt, ngô nếp và ngô rau.

Thứ hai, thực hiện tốt biện pháp canh tác, làm sạch cỏ dại xung quanh khu vực trồng ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu. Làm đất rồi phơi đất khô để nhộng trong đất chết hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt. Luân canh ngô và cây trồng khác ngay sau vụ ngô để diệt nhộng trong đất.

Tiếp theo, bà con nông dân tích cực thực hiện tốt biện pháp thủ công, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt khi cây ngô ở giai đoạn ngô 3-6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy. Sử dụng tro bếp hoặc nước xà phòng loãng đổ vào nõn ngô diệt sâu non.

Thực hiện bẫy bả, bẫy đèn bằng cách sử dụng bẫy dính màu vàng có pheromone giới tính, bẫy bả chua ngọt hoặc bẫy đèn để diệt trưởng thành. Hoặc bẫy cây trồng bằng cách trên cánh đồng trồng ngô, cần trồng xen một số diện tích cỏ voi, ngô nếp sớm hơn so thời vụ chung để dẫn dụ sâu trưởng thành đến đẻ trứng. Sử dụng bẫy diệt sâu trưởng thành, ngắt ổ trứng và phun trừ sâu non trên các diện tích bẫy cây trồng.

Khi sâu xuất hiện rải rác, mật độ sâu thấp, thực hiện biện pháp sinh học bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hóa học để bảo vệ thiên địch của sâu keo mùa thu. Sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt, virus NPV để phun trừ khi sâu tuổi nhỏ. Nhân thả ong ký sinh trứng (ong mắt đỏ, ...), các loài bắt mồi ăn thịt như bọ đuôi kìm để kiểm soát sâu non mới nở - tuổi nhỏ.

Tiến hành phun trừ khi mật độ sâu từ 4 con/m2 trở lên, bằng một trong số các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Emaben 60SG, Chetsau 100WG, Lufen extra 100 EC, Obaone 95WG... Phun khi sâu còn tuổi nhỏ, tuổi 1 đến tuổi 3 phun kép 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 5 đến 7 ngày, phun ướt đều trên lá, thân, nõn ngô. Phun vào chiều tối lúc sâu hoạt động mạnh. Khi phun thuốc chú ý dùng loại vòi phun có mũ chụp, phun tập trung ướt toàn bộ lá nõn và nõn của cây. Lưu ý với bà con nông dân, sâu keo mùa thu có tính kháng thuốc cao vì vậy cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng phòng trừ khi sâu tuổi 3 mới đạt hiệu quả cao. Ngoài ra Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đề nghị bà con, nhân dân thăm đồng thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời.

Nguồn tin: Dương Mai

Các tin tức khác:
  • Ngân hàng NN& PTNT tỉnh Nam Định trao hỗ trợ làm nhà cho hộ gia đình nghèo huyện Điện Biên Đông (04/08/2023 )
  • Điện Biên Đông: Họp UBND huyện thường kỳ tháng 7 năm 2023 (04/08/2023 )
  • Hội LHPN Điện Biên Đông tập huấn thành lập và vận hành địa chỉ tin cậy, dự án 8 (03/08/2023 )
  • Đoàn công tác huyện Điện Biên tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại huyện Điện Biên Đông (03/08/2023 )
  • Đoàn Kiểm tra của Ban Thường vụ Huyện ủy công bố Thông báo kết luận kiểm tra đối với Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân huyện (03/08/2023 )
  • Đoàn Kiểm tra của Ban Thường vụ Huyện ủy công bố Thông báo kết luận kiểm tra đối với Đảng ủy xã Phì Nhừ (03/08/2023 )
  • Đoàn Kiểm tra của Ban Thường vụ Huyện ủy công bố Thông báo kết luận kiểm tra đối với Đảng ủy Công an huyện (03/08/2023 )
  • Đại hội Công đoàn huyện Điện Biên Đông lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (02/08/2023 )
  • Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 (31/07/2023 )
  • Đoàn đại biểu dự Đại hội Công đoàn huyện Điện Biên Đông dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (31/07/2023 )
  • Trang:
    871-880 of 2096<  ...  83  84  85  86  87  88  89  90  91  92  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang