Hiệu quả từ chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM

Thời gian đăng: 30/10/2023 14:38:00 PM

Nhằm ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác, ngành Nông nghiệp huyện Điện Biên Đông đã và đang tích cực hỗ trợ nông dân triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa, bước đầu đạt nhiều tín hiệu tích cực.

Mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong sản xuất lúa vụ mùa năm 2023 được huyện Điện Biên Đông phê duyệt dự toán tại Quyết định số 696/QĐ-UBND ngày 18/5/2023 của UBND huyện, tổng mức đầu tư hơn 4 tỷ đồng. 14 Mô hình được triển khai từ tháng 6/2023 đến tháng 10/2023, thực hiện tại 14/14 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện với 1.031 hộ tham gia, tổng diện tích sản xuất 274,6 ha, cơ cấu giống gồm: Lúa nếp 97 thực hiện tại các xã Mường Luân, Luân Giói, Chiềng Sơ, Pú Hồng, Nong U, Thị Trấn. Lúa Tẻ ADI 168 thực hiện tại các xã Xa Dung, Keo Lôm, Na Son, Háng Lìa, Tìa Dình, Phì Nhừ. Lúa Dự hương 8 thực hiện tại xã Pu Nhi, Phình Giàng. Quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm hỗ trợ 100% vật tư đối với 13 xã hỗ trợ 70% vật tư đối với Thị trấn Điện Biên Đông và cung ứng hỗ trợ hơn 185 tấn phân hữu cơ khoáng VX-11, hơn 11 tấn phân bón NPK 12-3-5+TE, hơn 1.000 gói Chế phẩm xử lý rơm rạ HLC01, một số loại thuốc trừ sâu và thuốc BVTV sinh học cho các hộ tham gia. Ngoài ra Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm đất, gieo và chăm sóc lúa; kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ các chế phẩm sinh học có sẵn tại địa phương; hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh hại theo nguyên tắc “4 đúng” và sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Nhờ đó các hộ tham gia mô hình cơ bản nắm được các nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại IPM trong sản xuất và gieo trồng đúng lịch thời vụ. Nắm được các lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ, giúp cải tạo đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ, cây lúa phát triển cân đối, hạn chế lượng phân bón hóa học, hạn chế sâu, bệnh hại, giảm chi phí thuốc Bảo vệ Thực vật (BVTV), giảm công chăm sóc, tăng năng suất cây trồng. Nhận biết được một số loại sâu, bệnh hại lúa, nâng cao được năng lực quản lý dịch hại trên đồng ruộng. Lựa chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng nguyên tắc.

204.jpg

205.jpg

206.jpg

Ảnh: Một số hình ảnh tổng kết mô hình lúa vụ Mùa 2023 tại một số xã

Để bảo đảm cây lúa phát triển, cho năng suất cao khi áp dụng chương trình IPM, trung tâm thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến phối hợp UBND các xã, thị trấn và cán bộ Khuyến nông hướng dẫn người dân tham gia mô hình. Trong đó, tập trung hướng dẫn người dân chăm sóc cây lúa theo quy trình canh tác bài bản. Nhất là trong việc thăm đồng, lấy các chỉ tiêu để đánh giá theo dõi từng chỉ tiêu, cũng từ đó sẽ giúp người dân quản lý tốt dịch hại và ít sử dụng thuốc BVTV cũng như việc sử dụng thuốc đúng cách hơn. Quan sát, nắm bắt tình hình dịch hại và nuôi một số loại côn trùng để nắm bắt vòng đời, hình dạng ở các giai đoạn sinh trưởng của chúng để có biện pháp phòng, trị hiệu quả khoa học, an toàn với môi trường”.Sau khi tổng kết và nghiệm thu mô hình cho kết quả ruộng lúa các hộ nông dân tham gia mô hình áp dụng IPM Năng suất thực thu cao hơn các hộ ở ruộng đối chứng gieo cấy theo phương thức sản xuất thông thường như: Năng suất bình quân mô hình giống lúa nếp 97 đạt 67,6 tạ/ha tăng 16,9 tạ/ha; mô hình giống lúa Dự Hương 8 đạt 65,6 tạ/ha tăng 17,5 tạ/ha; mô hình giống lúa ADI 168 đạt 65,5 tạ/ha; tăng 16,9 tạ/ha. Giống lúa Nếp 97, Tẻ ADI 168 và Dự Hương 8 là giống lúa thuần, chất lượng cao hơn so với giống địa phương. Tránh được ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh hại, giảm được chi phí sản xuất, cây cao trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với nhiều loại đất trồng và phù hợp với việc sản xuất hai vụ trên năm. Giống lúa độ thuần tốt, khả năng đẻ nhánh khá, gọn khóm, cứng cây, có dạng hình lá đòng đứng, trỗ đều. Nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, tập đoàn rầy, đạo ôn lá so với giống một số giống khác đang trồng đại trà tại địa phương. Bông dài, hạt xếp xít và số hạt chắc/bông cao, màu hạt vàng sáng, năng suất trung bình cao và cao vượt trội so với đối chứng.

Việc áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên đồng ruộng cho thấy các Mô hình đã đáp ứng được mục tiêu với phương châm 3 giảm (giảm lượng giống, giảm lượng phân bón, giảm thuốc BVTV), 3 tăng (tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế). So với phương thức sản xuất thông thường, trồng lúa áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại IPM hạn chế sâu, bệnh hại, tiết kiệm chi phí sản xuất do tận thu các chế phẩm sinh học làm sản xuất, xử lý sâu bệnh hại sinh học giảm được đáng kể lượng thuốc BVTV, sử dụng cân đối các loại phân bón hữu cơ góp phần cải tạo đất giảm chi phí cho các năm sản xuất tiếp theo, năng suất lúa được cải thiện góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Qua triển khai thực hiện các Mô hình quản lý dịch hại (IPM) trên cây lúa vụ Mùa 2023, đã giúp người nông dân áp dụng có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt, góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng hàng hóa, cải thiện chất lượng đời sống nhân dân./.

Nguồn tin: Dương Mai

  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang