Bí đao Tìa Dình thoát cảnh ngon mà ế

Thời gian đăng: 20/11/2019 10:48:02 AM

Cũng như bao sản phẩm nông nghiệp khác: khoai sọ Phì Nhừ, nếp tan Na Son…, trước năm 2017 quả bí đao Tìa Dình dù rất thơm ngon nhưng cũng chung tình trạng… ế ẩm.

Có hợp tác có… khác

bi.jpgSản phẩm bí đao Tìa Dình trên kệ hàng của Siêu thị Hoa Ban (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).

UBND huyện Điện Biên Đông đang thực hiện ưu tiên phát triển các loại nông sản thế mạnh của từng xã để cung cấp theo chuỗi ra thị thường, trong đó có quả bí đao Tìa Dình.

Vậy mà không lâu trước đây, với quả bí đao đất này, người trồng ăn không hết thì chỉ làm thức ăn cho trâu bò chứ bán chẳng ai mua. Bởi trong xã nhà nào cũng trồng, còn mang đi xã khác thì tiền bí không “cõng” nổi tiền xăng. Nhưng cuối năm 2017, khi nghiên cứu chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) mà các tỉnh khác, như: Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình… thực hiện thành công thì huyện Điện Biên Đông đã quyết tâm cùng nông dân đưa nông sản về phố.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) huyện đã cử cán bộ về trung tâm TP Điện Biên Phủ liên hệ, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương đến các siêu thị, các cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch. Cùng với đó, Phòng cử cán bộ về các xã tuyên truyền, hướng dẫn nông dân cách sản xuất nông sản đúng quy trình, không dùng hóa chất phun phòng trên cây trồng, vật nuôi. Từ đề nghị, khớp nối của cán bộ Phòng NN - PTNT, Hợp tác xã (HTX) Hoa Ban ở Thanh Yên (huyện Ðiện Biên) và Doanh nghiệp Vinmark (Hà Nội)… đã về Điện Biên Đông khảo sát địa bàn, đánh giá chất lượng, nguồn cung các sản phẩm nông nghiệp.

“Mở hàng” cho nông dân Điện Biên Đông, ngay đầu năm 2018, HTX Hoa Ban đã chính thức ký hợp đồng với UBND huyện Điện Biên Đông về việc bao tiêu toàn bộ sản lượng bí đao Tìa Dình. Theo đó, UBND huyện Điện Biên Đông có trách nhiệm cử cán bộ hướng dẫn, giám sát nông dân trồng, chăm sóc bí đao đúng tiêu chuẩn VietGAP; còn phía HTX Hoa Ban có trách nhiệm bao tiêu đầu ra toàn bộ sản lượng bí đao của nông dân xã Tìa Dình bằng giá thị trường. HTX Hoa Ban cam kết, thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc cho bí đao Tìa Dình tại tất cả các siêu thị mà HTX cung cấp nguồn hàng (trong đó có Siêu thị Hoa Ban ở TP Điện Biên Phủ).

Thoát cảnh ăn bí thay cơm

Là người có sản lượng bí đao xuất bán nhiều nhất xã Tìa Dình, ấy vậy mà suốt mấy tháng qua, ông Giàng Sình Lồng ở bản Chua Ta B, vẫn như người đang “mơ”. Ông kể: “Trước thì gia đình tôi trồng lúa nương ở đây, hạt bí gieo ngoài rìa để tận dụng vì trồng nhiều ăn không hết mà bán chẳng ai mua. Đầu năm 2018 được xã, huyện hướng dẫn, tôi bỏ cây lúa ở nương này để trồng toàn bộ bí đao thì tốt hơn hẳn. Cây bí cho năng suất hơn, người mua về tận nương cân bí với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, nhà tôi được mấy chục triệu tiền bán bí đao đấy. Năm nay và những năm sau, tôi sẽ trồng thêm nhiều cây bí và thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ Phòng NN - PTNT để phát triển thương hiệu quả bí đao Tìa Dình”.

Mừng với thành quả của nông dân Tìa Dình, ông Tráng A Dia, Chủ tịch UBND xã Tìa Dình, còn có nhiều những lý do để mà vui. Bản thân ông Dia đã nhiều mùa phải ăn bí thay cơm, nhiều đêm suy nghĩ vẫn không tìm ra “lời giải” để tăng giá trị quả bí, trong khi quả bí quê ông luôn được tiếng thơm ngon, bở ngọt. Bởi thế mà khi huyện vào triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, ông Dia đã mạnh dạn đăng ký ngay chương trình ấy cho quả bí đao. Ông Dia kể: “Tôi nhận thấy, đây là cơ hội cho quả bí Tìa Dình. Tôi đã mạnh dạn đăng ký và động viên bà con thực hiện nghiêm quy trình hướng dẫn, bảo đảm quả bí Tìa Dình đến với người tiêu dùng là bí sạch, bí thơm”.

Ông Dia cho biết thêm: Năm đầu thực hiện cam kết, nông dân Tìa Dình đã xuất bán cho HTX Hoa Ban, Siêu thị Hoa Ban hơn 10 tấn quả; riêng bản Chua Ta B bán được 9 tấn, còn lại là các bản Tìa Dình A, C… Năm nay, Tìa Dình dự kiến tăng diện tích trồng bí thêm 15 ha, phấn đấu sản lượng quả đạt trên 60 tấn. Nếu đơn vị bao tiêu có nhu cầu lớn hơn thì xã sẽ vận động nông dân trồng thêm, sao cho đáp ứng đủ thị trường.

Ngoài quả bí Tìa Dình, hiện Điện Biên Đông có khá nhiều sản phẩm đặc trưng, mang thế mạnh vùng đất, địa bàn, như là: Nếp tan Na Son, khoai sọ Phì Nhừ, lạc đỏ Na Son… Đây là điều kiện khách quan rất thuận lợi để huyện thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, qua đó tiến tới xây dựng, bảo vệ thương hiệu các sản phẩm đặc trưng.

Nguồn tin: Theo Lê Lan - Báo Nhân dân

Các tin tức khác:
  • Hội LHTN huyện Điện Biên Đông đã tổ chức đại hội điểm Hội LHTN xã Phì Nhừ lần thứ Sáu, nhiệm kỳ 2024 - 2029. (15/03/2024 )
  • Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông Cuộc thi “Trí tuệ học đường” (15/03/2024 )
  • Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024 (13/03/2024 )
  • Triển khai các hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Điện Biên Đông năm 2024 (13/03/2024 )
  • Thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước năm 2024 trên địa bàn huyện Điện Biên Đông (13/03/2024 )
  • Hội Cựu chiến binh xã Nong U, huyện Điện Biên Đông tổ chức thành công Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019-2024 (13/03/2024 )
  • Điện Biên Đông chủ động giữ rừng mùa khô (13/03/2024 )
  • Đảng bộ Điện Biên Đông trao và truy tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho các Đảng viên (13/03/2024 )
  • Hội liên hiệp phụ nữ huyện Điện Biên Đông thúc đẩy hội viên phụ nữ phát phát triển kinh tế gia đình thông qua nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). (13/03/2024 )
  • Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông thăm và chúc mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 (13/03/2024 )
  • Trang:
    531-540 of 2101<  ...  49  50  51  52  53  54  55  56  57  58  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang