Bí xanh Tìa Dình thành cây chủ lực

Thời gian đăng: 30/07/2019 14:07:58 PM

ĐBP - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, giai đoạn 2018 - 2020, xã Tìa Dình (huyện Ðiện Biên Ðông) lựa chọn bí xanh là sản phẩm chủ lực; đồng thời đây cũng là 1 trong 4 sản phẩm được huyện Ðiện Biên Ðông lựa chọn, xác định là cây trồng chủ lực để đầu tư, phát triển.

Người dân bản Chua Ta A chăm sóc cây bí xanh.

Bí xanh là sản phẩm nông nghiệp gắn bó với người dân xã Tìa Dình từ bao đời nay. Tuy nhiên, trước đây người dân chủ yếu trồng tự phát, manh mún, phục vụ nhu cầu gia đình, vì vậy năng suất và sản lượng thấp, giá trị kinh tế chưa cao. Từ năm 2018 trở lại đây, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, xã Tìa Dình chú trọng phát triển, mở rộng diện tích trồng bí xanh theo hướng hàng hóa. Vụ đầu tiên năm 2018, xã Tìa Dình đã vận động người dân trồng được 6,8ha bí xanh, tập trung chủ yếu tại 2 bản Chua Ta A và Chua Ta B. Qua tổng kết, cây bí xanh cho năng suất, sản lượng cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. Ông Giàng A Xìa, cán bộ khuyến nông xã Tìa Dình cho biết: Trung bình 1ha bí xanh đạt năng suất từ 6 - 8 tấn quả (tùy thuộc vào thời tiết, kỹ thuật chăm sóc của người dân). Năm 2018, với 6,8ha người dân 2 bản Chua Ta A và Chua Ta B đã bán khoảng 70 tấn bí xanh; giá bán trung bình từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Nếu so sánh với các loại cây trồng khác như: Ngô, lúa nương, sắn… thì bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần.

Hiệu quả kinh tế cao nên năm 2019 UBND xã Tìa Dình khuyến khích người dân chuyển đổi các diện tích cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng bí xanh. Ðiển hình như gia đình anh Giàng Nhè Hạ, bản Chua Ta A đã chuyển đổi gần 500m2đất trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng bí xanh; gia đình anh Giàng Sái Hạ, bản Chua Ta A đã trồng gần 1ha bí xanh...

Ông Tráng A Dia, Chủ tịch UBND xã Tìa Dình cho biết: Năm 2019, xã Tìa Dình được huyện giao chỉ tiêu trồng 10ha bí xanh. Ðến nay qua thống kê sơ bộ, đã có gần 15ha bí xanh được người dân 2 bản Chua Ta A và Chua Ta B trồng (chưa kể những diện tích nhỏ lẻ của người dân các bản khác trồng). Năm 2018, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao từ trồng bí xanh; trung bình mỗi héc ta bí xanh cho thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng. Một ưu điểm nữa của bí xanh là cây trồng ngắn ngày (thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 120 ngày), kỹ thuật chăm sóc đơn giản; có thể trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác.

Về hiệu quả, năng suất cây bí xanh đã được ghi nhận. Thế nhưng, để bí xanh thực sự trở thành cây trồng chủ lực của xã, huyện, góp phần tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân thì các cấp, ngành chuyên môn cần phải quan tâm hơn nữa. Với người dân vùng cao thì tập quán canh tác là một trong những hạn chế lớn. Người dân đã quen lối canh tác truyền thống, trồng trên nương xen lẫn lúa mà chưa biết áp dụng kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; chưa quen với hình thức liên kết theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, khâu tiêu thụ sản phẩm bí xanh Tìa Dình vẫn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do người dân tự sản xuất và tiêu thụ.

Ông Vũ Ngọc Hoành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðiện Biên Ðông cho biết: Cùng với 3 sản phẩm là khoai sọ, nếp tan, lạc đỏ thì bí xanh Tìa Dình được huyện lựa chọn là một trong những sản phẩm chủ lực của huyện, có thể mang lại giá trị kinh tế cao, vì vậy huyện đã trình UBND tỉnh phê duyệt đưa vào danh sách tổ chức thực hiện. Năm 2018, huyện đã thực hiện dự án liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm bí xanh giữa các hộ dân với Hợp tác xã CCO nông nghiệp huyện Ðiện Biên Ðông và Doanh nghiệp Hoa Ba (TP. Ðiện Biên Phủ) với quy mô tiêu thụ dự kiến 80 tấn/năm. Năm 2019, huyện sẽ phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh lấy mẫu đất, nước xét nghiệm và ký cam kết thực hiện sản xuất an toàn. Trên cơ sở đó, khuyến khích các hộ dân, hộ kinh doanh trên địa bàn thành lập các hợp tác xã và ký hợp đồng thu mua với người trồng bí. Mục tiêu là sản phẩm bí xanh Tìa Dình không chỉ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội tỉnh mà còn xuất bán đi các tỉnh, thành khác.

Nguồn tin: Phong Vân - Báo Điện Biên Phủ

Các tin tức khác:
  • Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn huyện Điện Biên Đông (18/06/2024 )
  • Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô (18/06/2024 )
  • Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng trên địa bàn huyện (18/06/2024 )
  • Đại biểu HĐND huyện tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ Mười bốn HĐND huyện khóa VI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại xã Pu Nhi (18/06/2024 )
  • Điện Biên Đông thực hiện lời Bác dạy làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài (16/06/2024 )
  • Đảng ủy Quân sự huyện Điện Biên Đông ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. (16/06/2024 )
  • Điện Biên Đông sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (16/06/2024 )
  • Đại hội Đại biểu Hội Khuyến học huyện Điện Biên Đông lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (16/06/2024 )
  • Điện Biên Đông đạt giải Nhì toàn đoàn Hội thao bắn súng quân dụng quân đội và Dân quân tự vệ năm 2024. (16/06/2024 )
  • Triển khai “Tháng hành động phòng, chống ma tuý” năm 2024 (13/06/2024 )
  • Trang:
    81-90 of 1863<  ...  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang