Điện Biên Đông: Chuyển đổi số đã và đang mang lại hiệu quả tích cực

Thời gian đăng: 24/11/2023 22:10:58 PM

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua chuyển đổi số ở huyện Điện Biên Đông đã và đang mang lại hiệu quả tích cực.

Hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật nền hành chính công là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách hành chính được huyện Điện Biên Đông tập trung chỉ đạo thực hiện, bởi đây là bước đệm để xây dựng chính phủ điện tử tiến tới xây dựng chính quyền số. Đến nay, huyện Điện Biên Đông cũng đã triển khai có hiệu quả trong sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, ứng dụng chữ ký số. Toàn huyện có 13 phòng chuyên môn, 5 cơ quan đơn vị sự nghiệp và 14/14 xã, thị trấn sử dụng phần mềm quản lý văn bản và trao đổi văn bản trên môi trường mạng. Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước cấp huyện, xã đạt 100%. 100% các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã triển khai ứng dụng chữ ký số vào phần mềm quản lý văn bản và điều hành TD Office; Số dịch vụ công trực tuyến của huyện hiện đang cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh là 468 thủ tục đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và doanh nghiệp.

 Ông Lường Văn Hoà, bản Sư Lư 3, xã Na Son cho biết: ‘‘Tôi là người dân thường xuyên mang giấy tờ cá nhân của mình và gia đình đến bộ phận một cửa huyện để chứng thực. Đến đây chúng tôi được các cán bộ hướng dẫn tận tình và giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, đỡ cho người dân không phải đi qua nhiều khâu nên rất thuận tiện, do đó đã giảm bớt thời gian để tôi đi làm việc khác’’.

Không chỉ trong các hoạt động hành chính, chuyển đổi số còn thể hiện rõ nét trong các hoạt động phát triển kinh tế. Vài năm trở lại đây, tại nhiều cửa hàng buôn bán trên địa bàn huyện, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân đang thanh toán hàng hóa bằng hình thức quét mã QR Code. “Đây là một hình thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng, an toàn”, đó là cảm nhận của nhiều người dân đã và đang sử dụng dịch vụ này.

hanh.jpg

Tiện ích thiết thực từ việc trả tiền mua hàng theo hình thức chuyển khoản thanh toán không dùng tiền mặt.

Là một trong những tiểu thương đi đầu trong triển khai thanh toán số, hoạt động kinh doanh của chị Đỗ Thị Hạnh (chủ cửa hàng tạp hóa Hạnh Thuỷ trên địa bàn thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Biên Đông) đến nay ngày càng suôn sẻ thuận lợi. Tiết kiệm đáng kể thời gian kiểm kê, xuất hàng, nhập hàng kinh doanh. Chị Hạnh chia sẻ: ‘‘Khách hàng nhiều khi đi chợ không mang theo tiền mặt nhiều, mua hàng xong thanh toán qua mã quét luôn rất tiện. Tôi nhập hàng dưới thành phố Điện Biên và một số nơi khác lên hết bao nhiêu cũng chuyển khoản thôi không cần phải xuống tận dưới đó như ngày trước nữa. Bây giờ có mạng wifi, 4G, nhà dân nào hết ga, mắm muối... cũng có thể gọi điện cho cửa hàng ship đến tận nhà’’.

Là một trong những người nông dân ở xã khó khăn nhất huyện được hưởng lợi ích của chuyển đổi số, anhCháng A Lầu, bản Chu Ta,2 xã Tìa Dình cho biết‘‘Những ngày đầu bán Bí xanh tôi phải chở đi khắp nơi chào hàng mất rất nhiều thời gian mà tiếp cận được khách hàng không nhiều. Từ ngày có chiếc điện thoại thông minh cứ đến mùa thu hoạch Bí xanh là các người gọi điện đến đặt hàng, tôi cũng đăng bán trên facebook để tiếp cận khách mới nữa, nên công việc buôn bán cũng thuận lợi hơn. Rất tiện lợi khi có thể buôn bán và bàn chuyện làm ăn qua chiếc điện thoại thông minh, nó giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và rút ngắn khoảng cách địa lý’’.

 Có thể thấy rằng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là “chìa khóa” để sản phẩm vùng cao tận dụng được những cơ hội tiếp cận khách hàng, vừa hướng tới sự phát triển một cách bền vững, giúp cho những sản vật đặc sản miền núi đến được với những thị trường lớn.

Theo ông Nguyễn Trọng Dũng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết: ‘‘Thực hiện Kế hoạch đề án chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, thời gian qua huyện Điện Biên Đông tập trung ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai chuyển đổi số trên cả 4 lĩnh vực: Hạ tầng số chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; chỉ đạo 100% xã, thị trấn thành lập tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã và tổ công nghệ số cộng đồng bản là những cán bộ chủ chốt, quan trọng, có sức ảnh hưởng của các xã, bản nhằm đưa các nền tảng số, công nghệ số đến người dân nhanh hơn, thường xuyên hơn. Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân trong công tác chuyển đổi số. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số’’.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế - xã hội, cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, hạ tầng phục vụ cho Chuyển đổi số còn nhiều khó khăn, hạn chế. Song, với quyết tâm từng bước tháo gỡ khó khăn, nỗ lực Chuyển đổi số vì sự phát triển bền vững, huyện Điện Biên Đông đang từng bước đưa Chuyển đổi số vào trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh; hạ giá thành sản phẩm; giảm thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành hiệu quả; đồng thời đang từng bước thúc đẩy phát triển hạ tầng số rộng khắp, hiện đại, phổ cập điện thoại thông minh tới người dân giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ góp phần mang lại cuộc sống tiện ích, hiện đại cho người dân./.

Nguồn tin: Dương Mai

Các tin tức khác:
  • Người dân xã Tìa Dình nâng cao thu nhập từ trồng Bí xanh (25/10/2023 )
  • Hội nghị trực tuyến tập huấn nghiệp vụ công tác Thi đua - Khen thưởng năm 2023 (24/10/2023 )
  • Hội thảo về thực trạng và giải pháp đẩy lùi vấn nạn tự tử bằng lá ngón (24/10/2023 )
  • Đảng bộ Điện Biên Đông hơn nửa nhiệm kỳ 2020-2025 thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (23/10/2023 )
  • Chủ động triển khai tiêm phòng vắc xin định kỳ vụ Thu Đông năm 2023 cho đàn gia súc trên địa bàn huyện Điện Biên Đông (22/10/2023 )
  • Hiệu quả mô hình Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong sản xuất lúa nếp 97 vụ Mùa năm 2023 tại xã Luân Giói (19/10/2023 )
  • Giao ban công tác ủy thác giữa Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện kỳ 3 năm 2023 (19/10/2023 )
  • Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Điện Biên Đông triển khai kế hoạch tuyển quân 2024 (18/10/2023 )
  • Tổ 5 thị trấn Điện Biên Đông tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 93 Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023 và 13 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010 - 20/10/2023) (17/10/2023 )
  • Phát huy vai trò nữ công trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại đơn vị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông (16/10/2023 )
  • Trang:
    761-770 of 2100<  ...  72  73  74  75  76  77  78  79  80  81  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang