Huyện Điện Biên Đông chú trọng xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

Thời gian đăng: 27/11/2023 18:56:29 PM

Thời gian qua, huyện Điện Biên Đông đã triển khai thực hiện quản lý, thu gom, tiêu hủy bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

Huyện Điện Biên Đông có đất sản xuất nông nghiệp 113.692,69 ha với nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa ruộng, lúa nương, ngô, sắn… Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất là rất lớn. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng là loại rác thải nguy hại, nếu tiêu hủy không đúng quy định gây mất mỹ quan, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái. Chính vì vậy hàng năm, UBND huyện phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên triển khai công tác kiểm tra quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm trong nông nghiệp trên địa bàn huyện; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn huyện.

BVTV.jpg

Có thể thấy thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, đã được huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai với nhiều hình thức như: Tích cực tuyên truyền về tác hại của việc lạm dụng thuốc Bảo vệ thực vật trong sản xuất gây ô nhiễm môi trường; vận động người dân quan tâm, tự giác thu gom bao gói thuốc Bảo vệ thực vật sau sử dụng; hướng dẫn người dân thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc Bảo vệ thực vật. Từ đầu năm 2023, UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với UBND các xã thị trấn tuyên truyền phổ biến về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng và công tác thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Việc xây dựng, quản lý bể chứa, kho chứa và thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cơ bản đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Việc quản lý kinh doanh, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện đã được Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh kết hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện kiểm tra điều kiện kinh doanh buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên, định kỳ. Hiện tại trên địa bàn huyện có 244 bể chứa, 1.994 kg vỏ bao gói thuốc Bảo vệ thực vật đang lưu chứa tại các bể thuốc. Để thuận tiện cho việc thu gom, UBND huyện ban hành văn bản số 1661/UBND-TNMT ngày 06/11/2023 chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn huyện  thực hiện việc thu gom, đóng gói vỏ bao bì thuốc Bảo vệ thực vật từ các bể chứa tại các cánh đồng, nương lúa chuyển về tập kết tại trung tâm xã, thị trấn sau đó tiến hành việc vận chuyển bao gói thuốc Bảo vệ thực vật sau sử dụng từ các bể chứa, khu vực lưu chứa tại địa phương về địa điểm tập kết tại trạm xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên để xử lý theo quy định.

UBND các xã, thị trấn cơ bản đã là tốt công tác tuyên truyền nên việc tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý vỏ bao gói thuốc Bảo vệ thực vật đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đa số người dân, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật góp phần tích cực trong việc duy trì và nâng cao tiêu chí số 17 về môi trường. Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc Bảo vệ thực vật sau sử dụng vẫn còn một số khó khăn. Một số xã ch­­ưa thực sự quan tâm đến việc rà soát đánh giá thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Người dân chưa có ý thức thu gom bao gói thuốc Bảo vệ thực vật, vẫn còn tình trạng vứt bừa bãi vỏ bao thuốc Bảo vệ thực vật ra ngoài khu ruộng trồng trọt, canh tác.

Thời gian tới, huyện Điện Biên Đông sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức trong công tác thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; tổ chức thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các bể chứa trên địa bàn huyện; tiếp tục thực hiện việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật./.

Nguồn tin: Dương Mai

Các tin tức khác:
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức Hội nghị lần thứ 2, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (09/07/2024 )
  • 41 hộ nghèo xã Luân Giói được hỗ trợ dụng cụ lao động (09/07/2024 )
  • Hội nghị giao ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội Huyện Điện Biên Đông (09/07/2024 )
  • 700M2 ĐẤT ĐƯỢC HIẾN ĐỂ TU TẠO THÁP CHIỀNG SƠ (09/07/2024 )
  • Tuyên truyền pháp luật, phổ biến một số văn bản pháp luật mới ban hành năm 2023, 2024 và tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật cho các tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở tại xã Na Son (09/07/2024 )
  • Khai mạc Huấn luyện các khối dân quân tự vệ (09/07/2024 )
  • Điểm cầu huyện Điện Biên Đông: Tham dự tập huấn giải quyết thủ tục liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử (08/07/2024 )
  • Tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH huyện Điện Biên Đông. (08/07/2024 )
  • Hội cựu chiến binh (CCB) xã Na Son tuyên truyền hội viên CCB quản lý, sử dụng nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) phát triển kinh tế mô hình trang trại Vườn, Ao, Chuồng (08/07/2024 )
  • Hội nghị đánh giá hoạt động của Ban chỉ đạo 35 6 tháng đầu năm 2024 (08/07/2024 )
  • Trang:
    261-270 of 2101<  ...  22  23  24  25  26  27  28  29  30  31  ...  >
  • Số/Ký hiệu: 1184/KL-UBND
    Kết luận Thanh tra: Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Mường Luân, Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 47UBND -UBND-TTr
    Kết luận Thanh tra:Công tác quản lý, ngân sách xã đối với UBND xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên
  • Số/Ký hiệu: 553/BC-UBND
    Kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2021
  • LIÊN KẾT WEBSITE
  • THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Tổng truy cập: Tổng lượt truy cập Trang